Tản mạn

Đại lộ hoàng hôn

Nếu có một "Đại lộ hoàng hôn" của Việt Nam, tôi nghĩ không ai khác để đóng vai chính ngoài Thẩm Thúy Hằng. Xin vĩnh biệt bà, một giai nhân tuyệt sắc!

Trong ảnh là nhan sắc của Thẩm Thúy Hằng năm 16 tuổi, lúc cô được hãng Mỹ Vân tuyển chọn giữa 2000 cô gái tham gia cuộc thi tuyển diễn viên của hãng phim này để đóng phim "Người đẹp Bình Dương". 

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Và từ đó, cô gái Nguyễn Kim Phụng sinh ra ở Hải Phòng nhưng quê gốc An Giang trở thành minh tinh màn bạc, cùng năm với Kiều Chinh được phát hiện nhờ "Hồi chuông Thiên Mụ", cũng ra mắt khán giả năm 1957. 

"Người đẹp Bình Dương" dù gắn liền với tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng, nhưng đó lại là một bộ phim thất bại và thậm chí còn bị ông Lê Hoàng Hoa (lúc đó mới học quay phim ở Mỹ về, đang làm ký giả điện ảnh chứ chưa trở thành một đạo diễn ăn khách sau này), đánh giá: "phim dàn cảnh ấu trĩ và ngai ngái mùi tuồng cổ". 

Lúc đó, cả Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh đều mới 16, 17 tuổi. Và sau đó, cả hai trở thành 2 trong 4 "Tứ đại mỹ nhân" của điện ảnh Sài Gòn trước 1975, đóng phim liên tục từ năm 1957 cho đến 1975. 

Thẩm Thúy Hằng sở hữu một nhan sắc lộng lẫy, kiều diễm. Bà được so sánh với Elizabeth Taylor - người đàn bà mắt tím của Hollywood, không phải là không có lý. 

Trong giai đoạn đỉnh cao từ 1967 - 1975, Thẩm Thúy Hằng thành lập hãng phim riêng, đóng trong hơn 20 bộ phim do hãng Vietnam Film của bà sản xuất, nhiều trong số đó rất ăn khách, như “Chiều kỷ niệm”, “Nàng”… thuộc vào loại ăn khách nhất trước 1975. Và vì tự bỏ tiền ra sản xuất, bà luôn đóng vai chính, thậm chí có 2 phim đóng luôn vai "đúp" là hai chị em sinh đôi, như phim "Như hạt mưa sa" và "Ngậm ngùi". Không chỉ thế, hầu như cảnh phim nào cũng có mặt bà. 

Hồi thực hiện cuốn khảo cứu "Người tình không chân dung", tôi tìm được một bài báo cũ trên tờ tạp chí Sống, phát hành năm 1971, ông ký giả tờ này mỉa mai bà "dành hết đất" của đàn em lẫn kép diễn chung là Trần Quang hay La Thoại Tân. Bài báo này đánh giá cao vai diễn của bà, nhưng cũng không quên mỉa mai: "Thẩm Thúy Hằng đã làm trọn vẹn vai trò của cô, tuy nhiên, hậu quả của sự ôm đồm này là cô đã độc diễn với đầy đủ hỉ nộ ái ố và tha hồ diễn xuất trong bộ phim cây nhà lá vườn. Khán giả xem mãi phát ngán, vì có người cho biết, "nếu mỏi mắt nhắm lại một tí, mở mắt ra lại thấy Thẩm Thúy Hằng ngay". Trong 600 plan film thì hơn 500 plan film dành cho tài tử Thẩm Thúy Hằng mất rồi".

Có lẽ vị thế của một ngôi sao điện ảnh, một giai nhân kiều mị như Thẩm Thúy Hằng khiến bà luôn đứng giữa lằn ranh của sự ái mộ lẫn sự chỉ trích, giữa những hào quang rực rỡ lẫn những góc khuất, những cay nghiệt của miệng đời và cả một "đại lộ hoàng hôn" nhiều cay đắng buồn tủi. 

Nếu có một "Đại lộ hoàng hôn" của Việt Nam, tôi nghĩ không ai khác để đóng vai chính ngoài Thẩm Thúy Hằng. 

Thế nhưng, tên tuổi của bà mãi mãi vẫn là một huyền thoại của điện ảnh Sài Gòn trước 1975. 

Và trong chuyến hành trình từ Việt Nam đến Mỹ để gặp những tên tuổi của điện ảnh Sài Gòn xưa, Kiều Chinh, Trần Quang và Kim Cương vẫn dành cho Thẩm Thúy Hằng những lời thật đẹp và những ký ức rực rỡ của một thời vàng son. Thật đáng tiếc, dù được sự hỗ trợ và kết nối của nghệ sĩ Kim Cương, tôi không thể nào liên lạc được với Thẩm Thúy Hằng, vì lúc đó bà đã ở ẩn hoàn toàn và nghe nói còn mắc bệnh Alzheimer khá nặng. 

Xin vĩnh biệt bà, một giai nhân tuyệt sắc!

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.