Đại học Bách Khoa Hà Nội chính thức mở cổng đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy

Ngày 30.3, Đại học Bách Khoa Hà Nội chính thức mở cổng đăng ký xét tuyển sớm theo phương thức xét tuyển tài năng và đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy.

Thí sinh đăng ký thi thử từ nay đến 8.4

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy là một trong 3 phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Kỳ thi sẽ được tổ chức nhiều đợt thi trong năm bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 2 năm để đăng ký xét tuyển và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

Thí sinh có thể đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy từ 9 giờ sáng ngày 30.3 đến hết ngày 8.4. Thời gian thi thử từ 9 giờ ngày 9.4.

Đại học Bách Khoa Hà Nội chính thức mở cổng đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy -0
Ảnh: Đại học Bách Khoa Hà Nội cung cấp

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xét tuyển tài năng

Phương thức xét tuyển tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội gồm các đối tượng: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

Đối với phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh cần chuẩn bị ảnh chụp căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân và ảnh chụp giấy chứng nhận đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia/quốc tế.

Với phương thức xét tuyển thẳng theo kết quả SAT/ ACT/ A-Level/ AP/ IB, thí sinh cần có ảnh chụp căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân; ảnh chụp học bạ hoặc bảng điểm từ học kỳ 1 lớp 10 đến hết học kỳ 1 lớp 12; ảnh chụp chứng chỉ dùng để xét tuyển thẳng.

Còn với đối tượng xét tuyển thẳng theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, ngoài ảnh chụp căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân; ảnh chụp học bạ hoặc bảng điểm từ học kỳ 1 lớp 10 đến hết học kỳ 1 lớp 12; một thư tự giới thiệu bản thân; 2 thư giới thiệu của giáo viên, thí sinh cần minh chứng tính điểm thành tích.

Cụ thể gồm ít nhất 1 trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc giấy chứng nhận đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư/Khuyến khích trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (hoặc tương đương do các đại học quốc gia, đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học trung học phổ thông; giấy chứng nhận tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; giấy chứng nhận tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;

Chứng chỉ IELTS (Academic) 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý;

Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường trung học phổ thông và trung học phổ thông chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các trường đại học, đại học quốc gia, đại học vùng.

Minh chứng tính điểm thưởng gồm ít nhất 1 trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trở lên và chưa sử dụng để tính điểm thành tích;

Giấy chứng nhận đạt giải trong các cuộc thi học tập, nghiên cứu khoa học, STEM… từ cấp tỉnh/thành phố trở lên; giấy chứng nhận đạt giải trong các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… từ cấp tỉnh/thành phố trở lên; giấy chứng nhận tham gia các hoạt động phong trào, tình nguyện vì cộng đồng ở các cấp (từ cấp đơn vị đến cấp quốc gia).

Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý, thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên; minh chứng học bạ, bảng điểm, hoặc các thành tích đạt được phải là ảnh chụp bản gốc; thí sinh chưa có căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân thì sử dụng mã định danh cá nhân.

Ngoài ra, thư giới thiệu của giáo viên và thư tự giới thiệu bản thân của thí sinh có thể viết tay hoặc đánh máy. Giáo viên có thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy các môn học ở bậc trung học phổ thông, hoặc là giáo viên dạy đội tuyển cho các thí sinh.

Tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.