"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

Đa dạng các giải pháp tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam

Hiện nay trên thị trường, tỉ lệ hàng hóa Việt Nam tại hệ thống các siêu thị đều chiếm tỷ trọng cao, được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên bày bán, triển khai thực hiện thực chất, hiệu quả Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Để tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt cũng như tăng tỷ lệ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tiến đến hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam, theo ông Phan Thống – Giám đốc siêu thị Co.opmart Đà Nẵng cho rằng, muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa, hàng Việt Nam phải chiếm được niềm tin của khách hàng bằng giá trị đích thực của sản phẩm.

Doanh nghiệp Việt cần giảm chi phí giá thành, lấy chất lượng là tiêu chí hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: ITN
Doanh nghiệp Việt cần giảm chi phí giá thành, lấy chất lượng là tiêu chí hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: ITN

Doanh nghiệp phải bảo đảm sản xuất sản phẩm chất lượng, trong đó, nguyên vật liệu rõ nguồn gốc, quy trình, công nghệ sản xuất phải an toàn cho sức khỏe con người, giá cả bình ổn và có chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Đồng thời, Doanh nghiệp Việt nói chung,  cần ưu tiên truyền thông, quảng bá sản phẩm của mình để khách hàng biết đến nhiều hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp, các nhà sản xuất cả trong và ngoài nước, đối với người tiêu dùng họ sẽ ưu tiên những loại hàng hóa có thương hiệu, đặc biệt là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia. Chính vì vậy, để tăng sức cạnh tranh, hàng hóa Việt cần phải cho khách hàng thấy được chất lượng sản phẩm cao kèm giá thành phải chăng hơn so với hàng nhập khẩu.

Cùng với đó, các chuyên gia cũng cho rằng doanh nghiệp Việt cần chủ động phối hợp cơ quan, ban ngành để được hướng dẫn, tạo điều kiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi đưa hàng ra thị trường cũng như trưng bày lên kệ các hệ thống siêu thị. Đặc biệt, các bên liên quan cần có sự phối hợp trong khâu logistics nhằm đáp ứng được đơn hàng theo chuỗi cũng như giảm chi phí thấp nhất lên giá thành sản phẩm. Sau cùng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng nâng cao vai trò người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

Trong bối cảnh cả thế giới cũng như Việt Nam đang hứng chịu tác động từ suy thoái kinh tế, việc xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung, thương hiệu doanh nghiệp nói riêng rất quan trọng, mang tính sống còn. Có thể nhận thấy, tại thị trường trong nước hiện nay, doanh nghiệp Việt có 1 lợi thế là “Người Việt hiểu người Việt”, cùng với sự và cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện đồng bộ, thực chất, hiệu quả Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31.7.2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19.5.2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Chính vì thể, để tăng cường khả năng cạnh tranh tăng tỷ lệ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tiến đến hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tiếp cận phù hợp nhất để giới thiệu những sản phẩm chất lượng, mang thương hiệu Việt. Ví dụ, đầu tư cải tạo tinh gọn và tự động hóa dây chuyền sản xuất để giảm chi phí giá thành, lấy chất lượng là tiêu chí hàng đầu, có kế hoạch chiến lược truyền thông để tiếp cận khách hàng…

Xã hội

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...