Công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam phát triển sôi động

Một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thực thi Công ước 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa giai đoạn 2020 - 2023 là sự phát triển sôi động của công nghiệp văn hóa, sáng tạo.

Nhằm triển khai Kế hoạch xây dựng Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2020 - 2023 thực hiện Công ước 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Cục Hợp tác quốc tế vừa phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách, biện pháp của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước UNESCO 2005 giai đoạn 2020 - 2023 và kế hoạch trong thời gian tới”.

 Công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sôi động -0
Hội thảo khoa học “Chính sách, biện pháp của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước UNESCO 2005 giai đoạn 2020 - 2023 và kế hoạch trong thời gian tới”. Ảnh: Cục Hợp tác quốc tế

Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ra đời năm 2005. Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước vào tháng 7.2007. Kể từ khi tham gia Công ước 2005 đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia thành viên; đóng góp thường niên cho Quỹ Quốc tế về đa dạng văn hóa (IFCD) của Công ước. Việt Nam đã hai lần trúng cử thành viên Ủy ban Liên chính phủ và đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ tại hai nhiệm kỳ 2011 - 2015 và 2021 - 2025. 

Điều 9 của Công ước về Chia sẻ thông tin và sự minh bạch đã nêu rõ “các quốc gia thành viên cung cấp các thông tin phù hợp trong báo cáo định kỳ 4 năm/lần cho UNESCO về các biện pháp thực hiện để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong lãnh thổ của mình và ở cấp quốc tế”. Việt Nam đã hoàn thiện Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2008 - 2011, 2012 - 2015 và 2016 - 2019. Theo tiến độ, Việt Nam sẽ phải nộp Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2020 - 2023 cho UNESCO trong tháng 6.2024.

TS. Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Trường nhóm Công tác quốc gia xây dựng Báo cáo, đánh giá, sau 4 năm kể từ khi Báo cáo giai đoạn 2016 - 2019 hoàn thành, nền công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, sôi động và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng bền vững.

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đồng tình với nhận định này khi cho rằng, giai đoạn 2020 - 2023, một trong các thành tựu nổi bật của văn hóa Việt Nam trong thực thi Công ước 2005 là hệ thống chính sách hỗ trợ công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam không ngừng hoàn thiện; vai trò của công nghiệp văn hóa ngày càng được công nhận rộng rãi.

Bà Phương cũng đề cập đến một số điểm sáng như triển khai thí điểm thành công Bộ chỉ số văn hóa 2030 của UNESCO tại Việt Nam và TP Huế; Đề án xây dựng mạng lưới các thành phố sáng tạo Việt Nam thuộc Mạng lưới thành phố sáng tạo UNECSO (với hai thành phố Đà Lạt và Hội An mới được công nhận); Hội nghị toàn quốc đầu tiên về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì… 

Báo cáo quốc gia định kỳ Công ước 2005 được thực hiện trên cơ sở Khung giám sát chính sách Công ước, trong đó tập trung vào 4 mục tiêu gắn với các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc, bao gồm: hỗ trợ các hệ thống quản lý văn hóa bền vững; dòng chảy cân bằng cho hàng hóa và dịch vụ văn hóa và gia tăng sự di chuyển của các nghệ sỹ và các chuyên gia văn hóa; tích hợp văn hóa vào khuôn khổ phát triển bền vững; thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.

Tại Hội thảo, Tổ Biên soạn Báo cáo và một số chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và công nghiệp văn hóa, sáng tạo đã trình bày các nội dung chính của dự thảo Báo cáo. Trên cơ sở đó, các chuyên gia và đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến và bổ sung thông tin liên quan cho dự thảo Báo cáo.

Văn hóa

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.