Công chứng viên làm sai quy định, người dân mất đất ở Bình Dương

Công chứng viên Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã làm sai quy định trong việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khiến người dân bị mất đất.

Một thửa đất bán cho nhiều người 

Bình Dương: Công chứng viên làm sai quy định, người dân bị mất đất
Công chứng viên của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái đã làm sai quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Văn Dũng

Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của bà Nguyễn Thị Thuỳ (SN 1981, ngụ huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) về việc Công chứng viên của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) làm sai quy định gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo phản ánh, ngày 23.4.2021, chồng của bà Thuỳ là ông Nguyễn Hồng Phụng (đã mất ngày 10.4.2021) ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với thửa đất số 1055, tờ bản đồ số 13 toạ lạc tại xã Tân Hưng (huyện Bàu Bàng) từ ông Huỳnh Nguyễn Ngọc Hoan (SN 1991), ông Hoan là người được bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (SN 1980, chủ của thửa đất nói trên) uỷ quyền thực hiện mọi giao dịch chuyển nhượng đối với thửa đất số 1055, tờ bản đồ số 13.

Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được công chứng tại Văn phòng công chứng Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng,) theo số công chứng 5658, quyển số 01/2021/TP/CC-SCC/HĐGD ngày 23.4.2021.

Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ông Phụng, bà Thuỳ chưa thể thực hiện được thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất trên. Đến ngày 4.10.2021, ông Phụng qua đời.

Sau đó, bà Thuỳ đem toàn bộ giấy tờ, hợp đồng chuyển nhượng cùng giấy chứng nhận QSDĐ của thửa đất số 1055, tờ bản đồ số 13 cho ông Nguyễn Văn Hậu (SN 1982, ngụ xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng) để nhờ ông Hậu làm giúp các thủ tục sang tên QSDĐ qua cho bà Thuỳ.

Bình Dương: Công chứng viên làm sai quy định, người dân bị mất đất
Thửa đất của gia đình bà Thuỳ đã bị người khác đem bán. Ảnh: Văn Dũng

Một thời gian không thấy ông Hậu đưa lại giấy tờ, tháng 3.2023 bà Thuỳ liên lạc với ông Hậu nhưng không được, tìm đến nhà cũng không gặp.

Bà Thuỳ liên hệ với Văn phòng công chứng Bàu Bàng thì được biết là thửa đất số 1055, tờ bản đồ số 13 của mình đã bị ông Huỳnh Nguyễn Ngọc Hoan chuyển nhượng cho người khác và làm thủ tục chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái vào ngày 23.8.2022, đến ngày 25.8.2022, giấy chứng nhận QSDĐ được cấp mới cho người khác.

Ngày 26.8.2022, thửa đất 1055, tờ bản đồ số 13 tiếp tục được bán cho một người khác và làm thủ tục công chứng chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái.

“Tôi không hiểu vì sao thửa đất đã được bán và làm hợp đồng chuyển nhượng cho chồng tôi tại Văn phòng công chứng Bàu Bàng, nhưng sau đó Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái lại tiếp tục công chứng chuyển nhượng thửa đất này cho người khác khi hợp đồng chuyển nhượng của chồng tôi vẫn còn tồn tại và chưa được huỷ. Việc làm trái quy định của Công chứng viên Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái là có dấu hiệu hình sự và đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến gia đình tôi bị mất đất”, bà Thuỳ bức xúc.

Công chứng viên cố tình làm trái

Bình Dương: Công chứng viên làm sai quy định, người dân bị mất đất
Thông tin lưu trữ trong phần mềm quản lý công chứng thể hiện, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của bà Thuỳ vẫn còn tồn tại. Ảnh: Văn Dũng

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, bà Nguyễn Thị Gái, Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái thừa nhận có sự việc như bà Thuỳ phản ánh.

Theo bà Gái, ngày 23.8.2022 Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái thực hiện chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, số công chứng 11731, quyển số 08/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do công chứng viên Hồ Văn Ngọc chứng nhận.

Bên chuyển nhượng là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan được đại diện bởi ông Huỳnh Nguyễn Ngọc Hoan (là người được bà Lan uỷ quyền), bên nhận chuyển nhượng là ông Lê Văn Nam đối với thửa đất số 1055, tờ bản đồ số 13.

Hồ sơ lưu trữ có đầy đủ xác nhận tình trạng bất động sản, trích lục bản vẽ, hợp đồng uỷ quyền, các giấy tờ nhân thân của 2 bên giao dịch và bản in từ phần mềm công chứng để tra cứu lịch sử giao dịch, ngăn chặn của tài sản tại thời điểm giao dịch.Nội dung tra cứu lịch sử giao dịch thể hiện trong phần mềm quản lý công chứng, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ trên đã được Văn phòng công chứng Bàu Bàng chứng nhận ngày 23.4.2021, số công chứng 5658, quyển số 01/2021 TP/CC-SCC/HĐGD vẫn còn tồn tại.

Tiếp đến, ngày 26.8.2022, Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái tiếp tục chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đối với thửa đất số 1055, tờ bản đồ số 13, số công chứng 11878, quyển số 08/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do công chứng viên Hồ Văn Ngọc chứng nhận.

Bên chuyển nhượng là vợ chồng ông Lê Văn Nam và bà Trần Thị Vân Anh, bên nhận chuyển nhượng là ông Lê Thanh Hùng. Hồ sơ lưu trữ gồm có xác nhận tình trạng bất động sản, không có trích lục bản vẽ, hợp đồng uỷ quyền, các giấy tờ về nhân thân của 2 bên giao dịch và bản in từ phần mềm công chứng để tra cứu lịch sử giao dịch, ngăn chặn của tài sản tại thời điểm giao dịch.

Nội dung tra cứu lịch sử giao dịch thể hiện trong phần mềm quản lý công chứng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên đã được Văn phòng công chứng Bàu Bàng chứng nhận ngày 23.4.2021, số công chứng 5658, quyển số 01/2021 TP/CC-SCC/HĐGD vẫn còn tồn tại.

Bình Dương: Công chứng viên làm sai quy định, người dân bị mất đất
VPCC Nguyễn Thị Gái đã 2 lần thực hiện chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đối với thửa đất của bà Thuỳ. Ảnh: Văn Dũng

Bà Nguyễn Thị Gái khẳng định, công chứng viên Hồ Văn Ngọc đã làm sai quy định gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo bà Gái, tại thời điểm thực hiện việc chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đối với thửa đất nói trên, một nữ nhân viên soạn hợp đồng của văn phòng đã phát hiện làm sai quy định của công chứng viên Hồ Văn Ngọc và thông báo cho người này biết. Tuy nhiên, ông Ngọc phớt lờ và tiếp tục yêu cầu nữ nhân viên soạn thảo và in hợp đồng ra để làm chứng nhận.

“Hiện nay, chúng tôi đang chờ ý kiến chỉ đạo của Sở Tư pháp để có biện pháp xử lý đối với vụ việc này, bản thân tôi cũng chưa được nghe công chứng viên Hồ Văn Ngọc báo cáo về việc thực hiện sai quy định”, bà Gái thông tin.

Về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương, sau khi nhận được đơn phản ánh của bà bà Nguyễn Thị Thuỳ, Sở đã yêu cầu Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái làm báo cáo, giải trình.

Liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương cho biết: "Thanh tra Sở Tư pháp đã vào cuộc xem xét, kiểm tra hồ sơ vụ việc. Khi có kết luận chính thức sẽ thông tin cung cấp cho các cơ quan báo chí".

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…