Công bố quốc tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng 26%

GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, giai đoạn 2020 - 2022, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và kinh phí đề tài của Học viện tăng lần lượt 18% và 26% so với 2019. Đặc biệt, các công bố quốc tế tăng 26% so với năm 2019.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức “Ngày Hội khoa học công nghệ VNUA – 2023”. Đây là sự kiện tổng kết của chuỗi hoạt động trong “Tháng khoa học công nghệ VNUA 2023”.

Ngày hội gồm 3 hoạt động chính: “Hội nghị khoa học và công nghệ của cán bộ”, “Triển lãm sản phẩm khoa học công nghệ của sinh viên” và “Hội nghị học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học”.

Công bố quốc tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng 26% -0
 Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia Triển lãm sản phẩm khoa học công nghệ 

Chia sẻ tại sự kiện này, GS.TS. Nguyễn Thị Lan cho biết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của Học viện.

“Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá, nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút các nguồn lực, duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn uy tín và thương hiệu Học viện”.

Trong 5 năm gần đây, Học viện đã có 59 sản phẩm khoa học công nghệ được đăng ký sở hữu trí tuệ, công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia. Trong đó gồm: 26 giống cây trồng; 11 tiến bộ kỹ thuật; 22 giải pháp hữu ích/bằng độc quyền sáng chế. Nhiều sản phẩm và công nghệ đã được áp dụng thực tiễn và đóng góp cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Học viện còn có nhiều nghiên cứu, đề xuất về công tác quản lý của Bộ, ngành như: Nghiên cứu phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân gắn với chuyển đổi số quốc gia, đô thị hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu về Toàn cảnh hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam năm 2022, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp; Xây dựng Báo cáo thường niên về nông nghiệp và phát triển nông thôn…

Công bố quốc tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng 26% -0
GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại “Ngày Hội khoa học công nghệ VNUA – 2023”.

“Đặc biệt trong giai đoạn 2020 - 2022, hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện đã đạt được thành tích đáng khích lệ”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan cho biết.

Cụ thể, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và kinh phí thực hiện đề tài tăng lần lượt 18% và 26% so với 2019).

Số lượng các tiến bộ kỹ thuật, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích tăng mạnh. Trong đó, các công bố quốc tế tăng 26%, riêng các tạp chí WoS/Scopus tăng 41% so với năm 2019.

Công bố quốc tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng 26% -0
Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại Triển lãm khoa học công nghệ.

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, ngoài việc tăng cường công bố quốc tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chú trọng nghiên cứu tạo ra các công nghệ và các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp - phát triển nông thôn, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giá trị gia tăng cao.

“Học viện hiện có 6 phòng thí ISO có thể xét nghiệm hơn 700 chỉ tiêu phân tích (về thú y, chăn nuôi, môi trường, đất,…), 82 mô hình khoa học công nghệ, 2 Bệnh viện nông nghiệp  là Bệnh viện Thú y, và Bệnh viện cây trồng). Đây là nguồn lực quan trọng trong công tác đào tạo, nghiên cứu của Học viện và hội nhập quốc tế của ngành nông nghiệp nói chung, của Học viện nói riêng”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan cho biết.

Công bố quốc tế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng 26% -0
GS.TS. Nguyễn Thị Lan trao giải cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khoa học - công nghệ cho cán bộ Học viện.

Cũng trong năm học vừa qua, Học viện đã tổ chức thành công 5 Hội nghị lớn với chủ đề “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn” tại các Hà Nội, Sơn La, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Giang với với hơn 1.600 lượt người tham dự trực tiếp và trên 5.000 người tham dự online của 22 tỉnh thành miền Bắc và Bắc Miền Trung.

“Đây là chuỗi sự kiện quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Học viện cũng như việc sẵn sàng nhận trách nhiệm xã hội của Học viện với các địa phương”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan chia sẻ.

Khoa học - Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn
Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn

Xử lý rác thải rắn đòi hỏi phải đầu tư công nghệ song cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, không thể bê nguyên công nghệ đắt tiền của nước phát triển về áp dụng ngay tại Việt Nam. Đây là đề xuất tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai
Công nghệ

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai

Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai. Kể từ khi công nghệ Blockchain ra đời, đã tạo ra một “cơn sóng” về công nghệ lên tất cả các ngành, nghề từ truyền thống lâu đời đến các ứng dụng công nghệ mới nhất… Hiện, rất nhiều quốc gia đã, đang nghiên cứu hoặc có mục tiêu chiến lược lấy công nghệ này làm nền tảng phát triển quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng.

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Diễn đàn
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Ngày 13.9, tại Thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (Techfest) vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 với chủ đề 'Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững'.

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng
Công nghệ

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, từ ngày 1.9.2024 sẽ hỗ trợ chuyển đổi lên 4G miễn phí cho khách hàng sử dụng máy 2G. Theo đó, Viettel Telecom sẽ dành tặng máy điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone) cho khách hàng không có điều kiện nâng cấp máy điện thoại 2G lên 4G.

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9
Công nghệ

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9

Đây là một trong những nội dung được quy định trong Thông tư 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.