Công bố hình thái kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Chiều 18.4, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã công bố hình ảnh tổng thể hình thái kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Từ đó, bức tranh toàn cảnh về cung điện, lầu gác thời Lý được tái hiện trên nền vết tích khảo cổ học tại khu di tích 18 Hoàng Diệu và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh thành, 64 công trình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long gồm 38 công trình kiến trúc cung điện và hành lang, 26 kiến trúc lục giác cùng hệ thống tường bao, đường đi và cổng ra vào công trình. Ở phía nam là kiến trúc bát giác hoành tráng, có thể so với kiến trúc Tháp Thích Ca nổi tiếng của Trung Quốc thời Tống. Các cung điện, lầu gác thời Lý trong Hoàng cung Thăng Long đều là kiến trúc gỗ và tổng mặt bằng kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long khoảng 2.280m2, rộng 38m và dài trên 60m.

Đặc biệt, từ kết quả nghiên cứu so sánh trong gần 10 năm qua 4 tư liệu (khảo cổ học, mô hình kiến trúc, tư liệu minh văn và tư liệu điều tra, so sánh), Viện Nghiên cứu Kinh thành đã giải mã kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý là kiến trúc “đấu củng”. Cùng với đó, Viện Nghiên cứu Kinh thành cũng giải mã sâu hơn về chức năng, kỹ thuật lợp các loại ngói khai quật được tại Hoàng thành Thăng Long. Trên cơ sở đó, phục dựng hình thái bộ mái kiến trúc Điện Kính thiên, tòa Chính điện trong Cấm thành Thăng Long thời Lê Sơ, thế kỷ XV.

Hình ảnh tổng thể hình thái kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long
Hình ảnh tổng thể hình thái kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Đây mới là thành quả nghiên cứu ban đầu nhưng cũng là bước tiến quan trọng trong nghiên cứu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 18 năm khai quật. Trước đó, khi khám phá khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu và khu vực Nhà Quốc hội, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một quần thể gồm 53 dấu tích nền móng công trình kiến trúc, 7 móng tường bao, 6 giếng nước, minh chứng xác thực lịch sử xây dựng Kinh đô Thăng Long hoa lệ dưới vương triều Lý. Đây được xem là phát hiện quan trọng nhất của khảo cổ học Việt Nam từ trước đến nay. Nhờ phát hiện lịch sử này, Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới vào tháng 10.2010.

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.