Coi giải quyết bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách của giáo dục

Công an huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) vừa ban hành Quyết định khởi tố bị can đối với C.T.T.H. (16 tuổi, học sinh lớp 11, ngụ tại xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn) để điều tra về hành vi "làm nhục người khác". Quyết định này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận. Đây có thể coi là lần đầu tiên hành vi bạo lực học đường giữa các em học sinh bị khởi tố.

Coi giải quyết bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách của giáo dục -0
Không chỉ cổ vũ, mà nhiều em học sinh còn quay clip câu view trước hành vi bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường gần đây gia tăng rất nghiêm trọng và hiện không còn là vấn đề xã hội thông thường nữa mà đã trở thành tệ nạn hết sức nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của học sinh, gây bất an trong dư luận xã hội.

Nguy hiểm hơn là tệ nạn này đang được nhiều em học sinh xem là rất bình thường, thậm chí một số em còn thích xem các bạn đánh nhau để quay clip tung lên mạng với mục đích câu like, câu view... Minh chứng là nhiều vụ việc xảy ra các em khác có mặt đều không hỗ trợ, can thiệp nhằm ngăn chặn ngay từ đầu hành động bạo lực, đánh hội đồng làm nhục người khác mà còn hò reo, khích lệ, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật này. Điều này không những thể hiện sự thờ ơ, vô cảm của các em trước tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa sức khỏe, tính mạng bạn bè mà còn biểu hiện sự thiếu tình yêu thương, đùm bộc giữa các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

Chính vì vậy, ngành giáo dục - đào tạo cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần quan tâm giải quyết. Theo đó, ngay từ đầu năm học các nhà trường sớm đưa các buổi học, có thể là ngoại khóa để giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hành vi bạo lực học đường. Từ đó, giúp các em học sinh nắm bắt quy định pháp luật, có thêm kiến thức nhằm điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, nhất là cho các em biết rõ hành vi đó là vi phạm pháp luật, tội phạm có thể bị xử lý hình sự.

Song song với giải pháp này, cơ quan chức năng phải thường xuyên, tăng cường hoạt động cảnh báo, răn đe đến các học sinh, đồng thời hình phạt nặng với những hành vi vi phạm liên quan đến bạo lực học đường, nhất là hạn chế, phòng ngừa việc thiếu hiểu biết pháp luật nhưng thích thể hiện của các em học sinh. Tuyệt đối không thể tiếp tục dung túng bao che, xử nhẹ hoặc bỏ qua các vụ bạo lực học đường vì lý do các em còn trẻ tuổi, bởi như vậy sẽ không có tác dụng, răn đe phòng ngừa về sau.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xem xét xử lý các đối tượng có hành vi cổ vũ, quay clip phát tán lên mạng xã hội và vô cảm, không can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân. Bởi, những học sinh này cũng vi phạm pháp luật khi cổ vũ cho hành vi bạo lực; đồng phạm về hành vi làm nhục người khác, nhất là việc phát tán lên mạng xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân...

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.