Coi chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển nhanh, bền vững

Thành uỷ Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 42 -CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn Đảng bộ TP. Hà Nội, xây dựng, phát triển Thủ đô thông minh và triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng.

Theo nội dung Chỉ thị số 42 -CT/TU, thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số của TP. Hà Nội bước đầu có nhiều sự chuyển biến tích cực với những hiệu quả rõ rệt. Các cơ quan Đảng, đoàn thể đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng các hệ thống thông tin dùng chung, tăng cường thí điểm các sản phẩm mới, công nghệ mới để giải quyết các bài toán khó trong hoạt động của các cơ quan theo hướng tập trung, thống nhất, ưu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại bước đầu đạt kết quả tốt.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng TP.

Hà Nội thông minh là trách nhiệm, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Đồng thời coi chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển nhanh, bền vững; chuyển đổi số toàn xã hội với 3 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số), 2 nền tảng (dữ liệu số, văn hóa số).

20.jpg
Chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển nhanh, bền vững; chuyển đổi số toàn xã hội với 3 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số), 2 nền tảng (dữ liệu số, văn hóa số). Ảnh minh họa: IT

Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng của TP. Hà Nội thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: các quy chế, quy định, hướng dẫn triển khai chuyển đổi số chưa được ban hành đồng bộ dẫn tới công tác triển khai tại các đơn vị còn lúng túng, chậm trễ, ảnh hưởng nhiều tới kết quả chuyển đổi số; nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị còn yếu và thiếu, trong khi khối lượng công việc về chuyển đổi số ngày càng nhiều, mức độ phức tạp và yêu cầu ngày càng cao dẫn tới việc triển khai chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn,…

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số của Thủ đô trong thời kỳ mới, thực hiện có hiệu quả Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, đặc biệt là quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời cụ thể hóa Quyết định số 204-QĐ/TW, ngày 29.11.2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng phê duyệt Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng. Nhằm tạo động lực đổi mới, chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, thực chất, nâng cao chất lượng trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phong cách công tác, lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan Đảng.

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội toàn TP tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong chuyển đổi số.

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc cần tập trung thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược. Trong đó, cần tập trung tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và đảng viên về nội dung, yêu cầu, tầm quan trọng của chuyển đổi số, coi công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng tại cơ quan, đơn vị. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy để đẩy mạnh chuyển đổi số thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Triển khai có hiệu quả Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng. Đồng thời bám sát nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyến đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Thường vụ Thành ủy; xây dựng kế hoạch triển khai, dự toán và bảo đảm kịp thời, đủ kinh phí đầu tư nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đầu cuối, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định, hướng dẫn của T.Ư, thuê đường truyền kết nối mạng đến các cấp huyện, xã và tương đương. Phát triển phần mềm đặc thù, số hóa văn bản, tài liệu nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của các cơ quan, tổ chức đảng ở địa phương. Tổ chức khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và các phần mềm nghiệp vụ của cơ quan đảng đúng quy định, hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số tạo sự chuyển biến trong hành động của các cấp ủy Đảng và từng đảng viên để đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số; có kế hoạch phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số; nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao để tham mưu, thực hiện chuyển đổi số...

Bảo đảm an toàn, bảo mật trong chuyển đổi số. Mỗi tổ chức Đảng và đảng viên cần thực hiện các giải pháp tăng cường nhằm bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng,…

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị; các cấp ủy đảng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm có trọng tâm, trọng điểm đối với chuyển đổi số, nhằm kiểm điểm, nhắc nhở, góp ý kịp thời. Nghiên cứu, đề xuất ban hành các quy chế kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện chuyển đổi số. Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong chuyển đổi số.

Chỉ thị cũng yêu cầu, thành phố tiếp tục rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện nhiệm vụ này; quan tâm bố trí nguồn lực đảm bảo cho công tác chuyển đổi số. Thể chế hoá trách nhiệm; tăng cường đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung chỉ thị trên địa bàn toàn thành phố. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa kế hoạch để triển khai trong toàn thành phố. Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện chỉ thị, gắn với xây dựng các phong trào thi đua, đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình, kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế,…

Địa phương

Quảng Bình: Xử lý, kiểm điểm chủ đầu tư không giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đúng tiến độ
Trên đường phát triển

Quảng Bình: Xử lý, kiểm điểm chủ đầu tư nếu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 không đúng tiến độ

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025 đạt kết quả cao nhất, Quảng Bình yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025; xử lý, kiểm điểm trách nhiệm của các chủ đầu tư nếu không hoàn thành kế hoạch giải ngân đúng tiến độ.

Bắc Giang: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát bị xử phạt hơn 500 triệu đồng do vi phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản
Địa phương

Bắc Giang: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát bị xử phạt hơn 500 triệu đồng do vi phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản

Ngày 17.02.2025, ông Phạm Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 220/QĐ-XPHC về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, giao thông đường thủy nội địa đối với Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát tại xã Mỹ Thái (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

Kỳ vọng mới, mục tiêu lớn sau sắp xếp 3 đơn vị hành chính cấp xã
Trên đường phát triển

Kỳ vọng mới, mục tiêu lớn sau sắp xếp 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sau gần 3 tháng với sự đồng thuận của người dân, nỗ lực của các cấp cơ sở, xã Tân Thành nhập từ 3 xã miền núi của huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã hoạt động thuận lợi với nhiều kỳ vọng từ danh xưng mới. Đó cũng là điển hình trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính từ thực hiện Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH tại Quảng Bình trong thời gian gấp rút vừa qua.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quyết liệt cải cách hành chính, hướng tới chính quyền số
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quyết liệt cải cách hành chính, hướng tới chính quyền số

Với quyết tâm đổi mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hàng loạt giải pháp đã được triển khai, từ tinh gọn bộ máy, đơn giản hóa thủ tục hành chính đến ứng dụng công nghệ hiện đại, hướng tới xây dựng chính quyền số minh bạch, hiệu quả.

Nam Định: Hoàn thành công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ
Trên đường phát triển

Nam Định: Hoàn thành công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Tất cả 9 huyện, thành phố Nam Định đều đã hoàn thành công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức đảng và công tác cán bộ, bảo đảm đúng thời gian quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo tỉnh về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Lãnh đạo thành phố Cần Thơ trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khám chữa bệnh năm 2024. Ảnh: Vũ Châu
Trên đường phát triển

TP. Cần Thơ: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Sáng 24.2, Sở Y tế TP. Cần Thơ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025). Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Thanh Bình; đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND, các sở, ban ngành và cán bộ ngành Y tế Cần Thơ qua các thời kỳ.

Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2017, huyện Hoài Ðức (TP. Hà Nội) đã tập trung nguồn lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đến nay, huyện đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Khánh Hòa nỗ lực giữ vững đà tăng trưởng
Địa phương

Khánh Hòa nỗ lực giữ vững đà tăng trưởng

Năm 2025, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 10 - 10,5%, giữ vững đà tăng trưởng và thuộc top các địa phương dẫn đầu cả nước. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh NGUYỄN TẤN TUÂN khẳng định, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng kịch bản tăng trưởng với các giải pháp căn cơ chinh phục thách thức, vượt qua khó khăn, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh cùng đoàn công tác nghe Công ty Xi măng Long Sơn báo cáo tiến độ thực hiện dự án bến Cảng Container Long Sơn
Địa phương

Thanh Hóa kiên quyết thay thế, thu hồi vốn đối với nhà thầu “yếu”

Trước thực trạng nhiều dự án đầu tư dang dở, chậm tiến độ kéo dài, ngay từ những ngày đầu năm 2025, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã khảo sát thực tế, kiểm tra tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Quan điểm nhất quán của tỉnh là sẽ kiên quyết thay thế, thu hồi vốn đối với các nhà thầu “yếu”, khắc phục triệt để tình trạng dự án chậm tiến độ, tránh lãng phí nguồn lực.