Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Có nên tách quy hoạch công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh?

Chiều 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Có nên tách quy hoạch công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh? -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Làm rõ những nội dung không phù hợp

Đa số ĐBQH tán thành với việc ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, 20 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp và thực tiễn phát triển công nghiệp an ninh từ Đại hội XI của Đảng đến nay. Qua đó, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Có nên tách quy hoạch công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh? -0
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị, cần tiếp tục rà soát các luật hiện hành, các dự án Luật mà Quốc hội đang xem xét thông qua để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, như quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; quy chế, cơ chế tài chính của các tổ chức tham gia động viên công nghiệp…

“Có nhiều nội dung của dự án Luật chưa phù hợp với pháp luật liên quan như miễn, giảm thuế, hỗ trợ ngân sách các quỹ của doanh nghiệp; vấn đề quỹ phát triển khoa học công nghệ, trích trước thuế, sau thuế… Do đó, cơ quan soạn thảo cần làm rõ những nội dung không phù hợp, có báo cáo cụ thể để ĐBQH tham khảo”, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị.

Cùng với đó, theo đại biểu, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế đầy đủ, cụ thể hơn về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng tại các nghị quyết Đại hội Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII, kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp, tập trung vào những định hướng, chỉ đạo quan trọng về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh... trở thành mũi nhọn chủ lực của công nghiệp quốc gia.

Nên giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp xây dựng quy hoạch

Một vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm, đó là quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh. Đây là nội dung quan trọng để định hướng cho mục tiêu xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng an ninh vững mạnh, tự lực, tự cường, đặt trong tổng thể Chiến lược công nghiệp quốc gia.

Có nên tách quy hoạch công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh? -0
Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật xác định quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh là quy hoạch ngành quốc gia. Nêu vấn đề này, ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị, cần xem xét lại, bởi theo Luật Quy hoạch năm 2017 thì chỉ có 39 quy hoạch ngành quốc gia, trong đó không có các quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, quy hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, mà chỉ có công nghiệp quốc phòng nằm trong quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng.

Đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, các nội dung ở quy định về nguyên tắc, căn cứ nội dung quy hoạch, quy trình lập, thẩm định quy hoạch có sự chưa thống nhất 1 quy hoạch hay là 2 quy hoạch, nội dung còn lẫn lộn. Do đó, đề nghị rà soát lại và nên tách bạch nội dung 2 quy hoạch thuộc 2 lĩnh vực khác nhau để có căn cứ lập quy hoạch.

Có nên tách quy hoạch công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh? -0
Đại biểu Quốc hội Khuất Việt Dũng (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Khuất Việt Dũng (Hà Nội) đề nghị, chỉ lập một quy hoạch duy nhất là quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, không nên tách thành 2 quy hoạch như quy định tại Khoản 1, Điều 72 dự thảo Luật để tránh trùng lặp, dàn trải trong đầu tư. Nội dung này đã được quy định tại Khoản 5, Điều 4 về nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

Đồng thời, trong quản lý nên giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, với sự tham gia của các bộ chủ quản như Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường… để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở quy hoạch, các Bộ xây dựng kế hoạch trung hạn để thực hiện. Lý lẽ đại biểu Khuất Việt Dũng đưa ra là, trong những năm qua, các quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đều được Chính phủ ban hành theo các nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng như Nghị quyết 05 năm 1993, Nghị quyết 27 năm 2003, Nghị quyết 06 năm 2011 và đều được Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng xây dựng và trình.

Chính trị

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác chuẩn bị bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện nổi bật

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác chuẩn bị bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Bắc Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Huy Vịnh đã kiểm tra tại Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân về công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Cùng đi có đại diện lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư lâu dài tại Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Sáng nay, 4.12, tại Thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Sáng nay, 4.12, tại Thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.

Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ hiệu quả, đáp ứng tiến độ
Sự kiện nổi bật

Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ hiệu quả, đáp ứng tiến độ

Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa ban hành văn bản số 134/TB-BCĐTKNQ18 Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3.12, tại Nhà Hát lớn, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Đúng 19h10 tối 3.12, (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 - 7.12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.