Có nên gọt, bỏ vỏ trái cây và rau củ?

Ăn nhiều trái cây và rau củ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều loại trái cây và rau quả có công dụng tốt nhất khi ăn cả vỏ.

Vỏ thường bị loại bỏ do sở thích, thói quen hoặc nhằm giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, loại bỏ vỏ có thể đồng nghĩa với việc loại bỏ một trong những bộ phận giàu dinh dưỡng bởi vỏ rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Một số loại trái cây và rau quả có vỏ cứng, khó làm sạch, khó tiêu hóa, có vị đắng hoặc đơn giản là không ăn được, vì thế tốt nhất nên loại bỏ những vỏ này. Tuy nhiên, khá nhiều vỏ trái cây, rau củ đều có thể ăn được.

Có nên gọt, bỏ vỏ trái cây và rau củ? -0
Vỏ táo chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe (Ảnh: iStock)

Vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng

Lượng chất dinh dưỡng trong vỏ khác nhau tùy theo loại trái cây hoặc rau quả. Tuy nhiên, sản phẩm chưa gọt vỏ chứa lượng vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi khác cao hơn sản phẩm đã gọt vỏ.

Trên thực tế, một quả táo còn vỏ chứa nhiều hơn tới 332% vitamin K, 142% vitamin A, 115% vitamin C, nhiều canxi hơn 20% và nhiều kali hơn 19% so với một quả táo đã gọt vỏ.

Vỏ rau quả cũng chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Ví dụ có tới 31% tổng lượng chất xơ trong một loại rau quả có thể được tìm thấy ở vỏ của nó. Hơn nữa, mức độ chống oxy hóa trong vỏ trái cây có thể cao hơn nhiều lần so với trong cùi.

Vỏ có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn

Vỏ trái cây và rau củ có thể làm giảm cơn đói và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này phần lớn là do hàm lượng chất xơ cao. Mặc dù lượng chất xơ chính xác khác nhau nhưng trái cây và rau quả tươi có thể chứa nhiều hơn tới 1/3 chất xơ trước khi loại bỏ lớp bên ngoài.

Chất xơ giúp làm no lâu hơn bằng cách làm căng dạ dày về mặt vật lý, bằng cách làm chậm tốc độ rỗng của nó hoặc bằng cách ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng hormone no trong cơ thể.

Chất xơ cũng đóng vai trò là thức ăn cho vi khuẩn tốt sống trong ruột. Khi những vi khuẩn này ăn chất xơ, chúng tạo ra axit béo chuỗi ngắn, làm tăng thêm cảm giác no.

Vỏ có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh

Trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa, là những hợp chất thực vật có lợi làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Chức năng chính của chất chống oxy hóa là chống lại các phân tử không ổn định gọi là gốc tự do. Mức độ gốc tự do cao có thể gây ra stress oxy hóa, cuối cùng có thể gây hại cho tế bào và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trái cây và rau quả có hàm lượng chất chống oxy hóa cao một cách tự nhiên, nhưng theo nghiên cứu, chất chống oxy hóa tập trung nhiều hơn ở lớp vỏ bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn tối đa hóa lượng chất chống oxy hóa từ trái cây và rau quả, bạn nên ăn cả vỏ.

Một số vỏ khó làm sạch hoặc không ăn được

Vỏ từ dứa, dưa, hành tây và cần tây, có thể có kết cấu dai, khó nhai và tiêu hóa. Trái cây họ cam quýt cũng có vỏ dai và đắng nên khó ăn sống. Những vỏ này nên được loại bỏ và không ăn.

Hơn nữa, mặc dù một số vỏ rau được coi là có thể ăn được nhưng hầu hết chúng lại không ngon miệng khi chưa nấu chín. Ví dụ như vỏ bí xanh và vỏ bí ngô, tốt nhất nên dùng sau khi nấu để vỏ trở nên mềm.

Một số vỏ trái cây và rau quả, mặc dù hoàn toàn có thể ăn được nhưng có thể có vị đắng hoặc được phủ một lớp sáp hoặc chất bẩn đặc biệt khó loại bỏ.

Vỏ có thể chứa thuốc trừ sâu

Mặc dù một số loại thuốc trừ sâu xâm nhập vào thịt trái cây và rau quả nhưng nhiều loại vẫn tồn tại ở lớp vỏ bên ngoài. Rửa là một cách để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu bám lỏng lẻo trên bề mặt vỏ. Tuy nhiên, gọt vỏ là cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu đã thấm vào vỏ trái cây và rau quả. Bạn có thể rửa sạch, ngâm kỹ các loại rau củ quả để đảm bảo vẫn có thể ăn được vỏ.

Nên ăn vỏ của rau củ quả nào?

Rau củ quả nên gọt, bỏ vỏ: quả bơ, trái cây họ cam quýt (bưởi, chanh, cam…), tỏi, bí xanh, bí đỏ, dưa gang, củ hành. Trái cây nhiệt đới (vải thiều, dứa, đu đủ…)

Rau củ quả có thể ăn được vỏ: quả táo, quả mơ, măng tây, quả mọng, cà rốt, quả anh đào, dưa chuột, cà tím, kiwi, nấm, củ cải, mận, ổi…

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.