Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô

Chiều 22.8, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Trung tâm thông tin và tư vấn đầu tư Invest Global, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (VAFIE) tổ chức sự kiện gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác  trong lĩnh vực công nghiệp ô tô. 

Khan hiếm nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô 

Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô -0
Toàn cảnh sự kiện Giao thương doanh nghiệp Ấn độ - Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô; Ảnh Quang Khánh

Hiệp hội các Nhà sản xuất Phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) có hơn 800 thành viên đóng góp vào 85% doanh thu trong ngành phụ tùng ô tô Ấn Độ.

Phái đoàn của ACMA tham dự diễn đàn lần này có 28 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất của quốc gia này.

Thông qua sự kiện, ACMA mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại và kinh doanh tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai nước kết nối hợp tác thương mại và đầu tư.

Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô -0
Phó Chủ tịch Trung tâm thông tin và tư vấn đầu tư Invest Global Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại diễn đàn; Ảnh Quang Khánh

Theo Phó Chủ tịch Trung tâm thông tin và tư vấn đầu tư Invest Global Nguyễn Thị Thu Hà, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Với dân số gần 100 triệu dân, có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng lớn trong phát triển ngành công nghiệp ô tô. Đây là ngành công nghiệp được Chính phủ Việt Nam đặc biệt ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam lớn mạnh và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.

Hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Mercedes, Toyota, Honda, Ford, Huyndai, đã đầu tư nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, kéo theo chuỗi các nhà sản xuất nước ngoài cung ứng linh kiện phụ tùng cho ngành công nghiệp ôtô  đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe ô tô còn thấp bình quân dưới 20%, Thaco đạt 15% - 18%, Toyota Việt Nam cao nhất đạt 37%, tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng có công nghệ giản đơn như: ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… trong khi đó phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm công nghiệp phụ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị cao là các bộ phận, linh kiện quan trọng như hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái…

Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô -0
Toàn cảnh sự kiện

Để khuyến khích ngành công nghiệp phụ trợ, Chính phủ Việt Nam và các địa phương đã có sự hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hợp tác phát triển hệ sinh thái cho ngành công nghiệp này. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Yuvraj Kapuria - Chủ tịch YBLF,Hiệp hội các Nhà sản xuất Phụ tùng ô tô Ấn Độ cho rằng, trong ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam và Ấn Độ có sự bổ trợ cho nhau rất lớn. Ấn Độ là nước sản xuất xe máy lớn nhất thế giới, Nước sản xuất xe tải lớn thứ ba thế giới, Xe cá nhân lớn thứ tư thế giới. Một số doanh nghiệp Ấn Độ đã hiện diện tại Việt Nam với các dự án đầu tư như Uno Minda, Spark Minda và Star Engineering và đang hoạt động rất hiệu quả.  Sự hiện diện của các doanh nghiệp Ấn Độ từ Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ ngày hôm nay thể hiện sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp Ấn Độ đối với thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp Ấn Độ và doanh nghiệp Việt Nam trao đổi để hợp tác về thương mại và đầu tư.

Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có biến động ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho biết có nhiều tín hiệu tốt về đơn hàng, lượng đơn vẫn đang đáp ứng được kế hoạch đặt ra từ đầu năm, đảm bảo duy trì ổn định sản xuất trong năm 2024 và thời gian tới.

Sản phẩm thuốc thú y phải công bố hợp quy.
Thị trường

Ngành nông nghiệp gặp khó với quy định công bố hợp quy

Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc với sản phẩm phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp, quy định này có một số bất cập, gây khó khăn, làm phát sinh chi phí, thủ tục trong khi không làm tăng chất lượng sản phẩm.

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số
Thị trường

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Cuối tuần qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) đã ký kết hợp tác ghi nhớ về công tác thúc đẩy chuyển đổi số và không dùng tiền mặt trên địa bàn. Cũng trong khuôn khổ chương trình, PVcomBank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện với Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Dầu Tiếng.

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050
Thị trường

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050

Ngày 21.9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 với lộ trình 3 giai đoạn. Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu về công nghiệp bán dẫn, điện tử, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này; quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 100 tỷ USD/năm.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Kinh nghiệm quốc tế về đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước khi đưa ra quyết định, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

Toàn cảnh hội nghị
Kinh tế

Không ngân hàng nào đứng ngoài cuộc

Tại hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 do Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và vay mới. Nhấn mạnh các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều không thể đứng ngoài cuộc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị toàn ngành dùng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí hoạt động để chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; và đã cam kết là phải triển khai.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Kinh tế

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt; một trong những mục đích được cơ quan soạn thảo đưa ra là nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tuy vậy, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng, cơ sở để đánh thuế vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Thị trường

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi mạnh mẽ từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là một “cánh tay đòn” quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp
Thị trường

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp để ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM vận hành từ năm 2026. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tùy theo hiện trạng công nghệ, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực... để xây dựng lộ trình phù hợp.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.