Tư vấn tuyển sinh 2025:

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Kiểm định chương trình đào tạo theo các chuẩn quốc tế

Việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, đặc biệt là chương trình kỹ sư có sự phân tích, đánh giá kỹ càng tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu việc làm và đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật, công nghệ. Do đó, việc nâng cao năng lực nghề nghiệp và các phẩm chất cá nhân để thích ứng với thị trường lao động thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã xây dựng chương trình tích hợp Cử nhân – Kỹ sư chuyên sâu đặc thù có khối lượng 180 TC, tổng thời gian học tập là 11 học kỳ (5,5 năm). Người tốt nghiệp được nhận bằng Cử nhân kỹ thuật và bằng Kỹ sư chuyên sâu đặc thù có trình độ bậc 7 tương đương Thạc sĩ.

Mô hình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội
Mô hình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương trình đào tạo Kỹ sư chuyên sâu đặc thù được xây dựng dựa trên kế thừa những ưu điểm của chương trình kỹ sư truyền thống và nâng cao chất lượng dựa trên những yếu tố sau:

- Nội dung và cấu trúc chương trình có đối sánh, đảm bảo tương đồng với chương trình kỹ sư của các trường đại học kỹ thuật-công nghệ hàng đầu của các nước phát triển;

- Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế. Văn bằng Kỹ sư chuyên sâu đặc thù tương đồng với văn bằng kỹ sư của hầu hết các trường đại học kỹ thuật-công nghệ tại các nước phát triển;

- Đảm bảo mục tiêu đào tạo trình độ đào tạo kỹ sư theo hướng nghề nghiệp chuyên sâu, kết hợp hài hòa giữa kiến thức hiện đại và các kỹ năng cốt lõi; đảm bảo tính tích hợp, liên thông giữa các trình độ đào tạo cử nhân và kỹ sư;

- Đảm bảo nội dung giảng dạy chuyên môn và đẩy mạnh đào tạo trải nghiệm để hình thành các kỹ năng cần thiết, giúp người học tạo dựng và cải thiện năng lực nghề nghiệp theo một lộ trình học tập phù hợp;

- Đặc biệt, người học sẽ có một học kỳ doanh nghiệp, được học tập, làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, thực hiện đồ án gắn liền với yêu cầu của doanh nghiệp và giải quyết, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật phù hợp với thực tế công nghệp;

Để đạt được chất lượng đào tạo mong đợi, Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ đổi mới về nội dung chương trình mà còn đổi mới phương pháp dạy và học, phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực người học và tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo nội bộ, kiểm định chương trình đào tạo theo các chuẩn quốc tế.

Văn bằng tốt nghiệp “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” phù hợp với các quy định của luật Giáo dục đại học hiện hành, Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Thời gian đào tạo là 5,5 năm, khi tốt nghiệp có 2 bằng cử nhân và kỹ sư

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

20241010-mih00139.jpg
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội

- Chương trình tích hợp cử nhân-kỹ sư có khối lượng học tập tương đương 180 TC, bao gồm hai bậc trình độ: Cử nhân (trình độ đại học) và Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ). Tính tích hợp được thể hiện bằng việc thiết kế các môđun học phần trong chương trình cử nhân có kiến thức nền tảng liên quan chặt chẽ đến các chuyên ngành kỹ sư để người học lựa chọn học tập.

- Chương trình bậc kỹ sư chuyên sâu (sau khi người học đã đạt được trình độ cử nhân 132 TC) được thiết kế gồm các khối kiến thức:

+ Chuyên ngành cốt lõi (19÷20 TC) bao gồm các mô đun theo chuyên ngành/lĩnh vực ứng, cung cấp kiến thức và hình thành năng lực cốt lõi theo định hướng chuyên môn sâu. Trong mỗi mô đun chuyên ngành cốt lõi có một Đồ án chuyên ngành tổng hợp kiến thức của các học phần chuyên ngành cốt lõi để giải quyết một bài toán kỹ thuật cụ thể, tích hợp trang bị kỹ năng trình bày, kỹ năng phản biện cho người học thông qua thuyết trình, bảo vệ đồ án. Trong khối kiến thức cốt lõi này người học được trang bị các kiến thức liên quan tới quản trị, xây dựng, quản lý vận hành dự án kỹ thuật.

+ Khối kiến thức tự chọn kỹ sư (13÷14 TC) được thiết kế để cung cấp các kiến thức chuyên sâu, đặc thù của lĩnh vực ứng dụng của ngành đào tạo, được kết cầu thành các mô đun theo lĩnh vực ứng dụng của chuyên ngành, mỗi mô đun có một Đồ án chuyên ngành để định hướng tới khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra người học sẽ lựa chọn các học phần theo chuyên đề với mục đích cập nhật các kỹ thuật-công nghệ mới, hiện đại đang được áp dụng trong công nghiệp, tiếp cận định hướng nghề nghiệp, doanh nghiệp mà người tốt nghiệp có thể làm việc khi ra trường.

+ Thực tập công nghiệp và đồ án kỹ sư (15 TC) được thiết kế thành học kỳ doanh nghiệp. Người học thực hiện trực tiếp tại các cơ sở công nghiệp để nâng cao tính thực tế và khả năng làm việc khi ra trường, đồng thời thực hiện đề tài tốt nghiệp phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp như thiết kế qui trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết bị, công nghệ, kết hợp cả các kiến thức về kinh tế, quản trị.

Sinh viên ra trường được trang bị kiến thức chuyên môn chuyên sâu gắn với chuyên ngành hoặc lĩnh vực ứng dụng của ngành để thích ứng tốt với công việc thiết kế giải pháp kỹ thuật, công nghệ; Kiến thức thực tế nghề nghiệp gắn với chuyên ngành được đào tạo; Kiến thức nền tảng về quản lý và triển khai dự án.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.