Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo

Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), khẳng định sự quyết tâm, kiên định thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26.1.2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Bước nâng cấp hướng đến xu thế ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên ngành

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết Đại học Bách khoa Hà Nội với vị thế là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về đào tạo và nghiên cứu đa ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ đã và đang có những hành động cụ thể đẩy mạnh việc đào tạo, nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn theo chủ trương của Chính phủ, tích cực trong các nhiệm vụ của Bộ GD-ĐT phân công.

Sự ra đời của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo - viện nghiên cứu ứng dụng đầu tiên về lĩnh vực này ở trong nước chính là một minh chứng cho điều đó.

20241024-cbo-6976-2-6869-419.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi lễ

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Chính phủ đã sớm có những định hướng quan trọng để Việt Nam sớm theo kịp và phát triển trong lĩnh vực mới và quan trọng này, bên cạnh những lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn khác. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26.1.2021 về “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”.

Mục tiêu chính cho tới năm 2030 là hình thành 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dự trữ dữ liệu lớn và tính toán phục vụ trí tuệ nhân tạo. Hình thành 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hình thành được 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, có ít nhất 1 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về trí tuệ nhân tạo dẫn đầu trong khu vực ASEAN.

“Với tiềm lực của đội ngũ các nhà nghiên cứu giỏi, sự hợp tác từ các bên liên quan và mạng lưới hợp tác nghiên cứu quốc tế mạnh, tôi tin rằng Viện AI4LIFE sẽ tạo nên những nghiên cứu đột phá, những ứng dụng có giá trị thực tiễn của trí tuệ nhân tạo vào trong mọi mặt của cuộc sống. Tôi rất kỳ vọng và mong Viện AI4LIFE phát triển rực rỡ, sớm trở thành hạt nhân trong nghiên cứu và phát triển ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực với sự giao thoa của trí tuệ nhân tạo vì cuộc sống”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy bày tỏ sự tin tưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ phát triển, thành công, trở thành một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo về trí tuệ nhân tạo như trong chiến lược nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia mới đặt ra. Theo lãnh đạo Bộ KH&CN, kỳ vọng này không chỉ đến từ ước mơ mà đến từ nền tảng phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội từ rất lâu đời.

“Đây không phải lần đầu tiên Bách khoa Hà Nội hình thành cơ sở về trí tuệ nhân tạo. Tôi cho rằng đây là bước nâng cấp hướng đến xu thế gắn kết trí tuệ nhân tạo với công nghệ thông tin, các doanh nghiệp, các kỹ năng kiến thức khác”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhận định.

20241024-cbo-6998-2-1944-4119.jpg
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu

Thứ trưởng Bộ KH&CN cũng đánh giá Bách khoa Hà Nội đã rất thành công trong đào tạo nhân lực chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo. Ngành trí tuệ nhân tạo Bách khoa Hà Nội là cú đột phá thúc đẩy các ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học ngày nay quay lại vị thế của mình trong tuyển sinh đại học. Song song với nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, Việt Nam còn chủ động nghiên cứu phát triển các vấn đề về đạo đức, quản trị trí tuệ nhân tạo và đang phối hợp UNESCO để tham gia khung đánh giá về sự sẵn sàng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy tin tưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ nghiên cứu rất sâu về ảnh hưởng trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống, quản trị và sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm.

Thay mặt Bộ KH&CN và Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng cam kết tập trung những nguồn lực đang có, thúc đẩy hỗ trợ Viện Nghiên cứu và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển; kêu gọi các đối tác, tập đoàn nhanh chóng hợp tác cùng AI4LIFE, để từ tấm gương này, Việt Nam có thêm nhiều đơn vị như AI4LIFE Bách khoa Hà Nội.

20241024-cbo-7104-2-5901-4891.jpg
Viện AI4LIFE trao đổi biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với 6 đơn vị đối tác

3 nhiệm vụ cần tập trung hoàn thành

Tại buổi lễ, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội đã giao 3 nhiệm vụ cho Viện AI4LIFE.

Theo đó, Viện cần phối hợp đồng bộ cùng Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Điện - Điện tử cùng các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khác trong toàn đại học để hoàn thiện, phát triển hệ sinh thái nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bên cạnh đó, thiết lập và phát triển mối quan hệ sâu rộng với các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp, các Bộ/Ngành, các địa phương nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giải quyết các bài toán cấp thiết của doanh nghiệp và xã hội.

Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giao Viện AI4LIFE xây dựng và phát triển tạo ra các nhóm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đa/xuyên ngành, đa/xuyên lĩnh vực tầm cỡ khu vực, xây dựng những nội dung nghiên cứu đột phá; đẩy mạnh thu hút, tập hợp, xây dựng và hợp tác mạng lưới các nhà khoa học quốc tế, thực hiện quốc tế hóa trong nghiên cứu ứng dụng. Đồng thời, triển khai rộng rãi việc sử dụng tiếng Anh tạo môi trường quốc tế, điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế.

20241024-cbo-6944-2-5895-4297.jpg
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội

Trước đó, để tiếp nối và nâng tầm nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên ngành tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội đồng Đại học đã thông qua Đề án và ra Nghị quyết thành lập “Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE)”.

Viện AI4LIFE sẽ phát huy thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, là nơi hội tụ và phát triển tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội, tạo ra các nhóm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo liên ngành tầm cỡ khu vực.

Viện sẽ là một điểm liên kết, giúp kết nối và thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong Đại học Bách khoa Hà Nội, xúc tiến hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới nhằm tạo ra các nghiên cứu, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên ngành; thực hiện chủ trương nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo vì cuộc sống, áp dụng cho cuộc sống của Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện AI4LIFE sẽ có 6 phòng thí nghiệm, bao gồm: Học máy, Công nghệ bán dẫn thông minh, Khoa học sự sống thông minh, Môi trường thông minh, Hệ thống thông minh và Giáo dục thông minh.

Viện đặt mục tiêu đến năm 2030 thành lập được ít nhất 1 nhóm nghiên cứu mạnh theo nghị định 109/2022/NĐ-CP và là một trong các trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo dẫn đầu Việt Nam. Từ đó, góp phần đưa Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo của cả nước (theo mục tiêu trong QĐ 127/QĐ-TTg), là cơ sở nghiên cứu và đào tạo về trí tuệ nhân tạo dẫn đầu trong khu vực ASEAN.

Được biết, các nhóm nghiên cứu của Viện AI4LIFE đã có bước chạy đà chuẩn bị suốt một năm qua để đặt nền móng cho các hợp tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ với các đơn vị đối tác.

Ngay tại buổi lễ, Viện AI4LIFE đã trao đổi biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với 6 đơn vị đối tác: Công ty Toray Hongkong Việt Nam, Công ty Headwaters (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Oraichain Labs, Công ty Cổ phần Data Impact, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia) và Trung tâm Chứng nhận phù hợp, Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Giáo dục

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Cần phù hợp với độ tuổi của trẻ
Giáo dục

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Cần phù hợp với độ tuổi của trẻ

Mục tiêu đến năm 2025 có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Liên thông trong giáo dục: Bảo đảm công bằng và chất lượng
Giáo dục

Liên thông trong giáo dục: Bảo đảm công bằng và chất lượng

Liên thông trong giáo dục - đào tạo là cần thiết trong một xã hội khuyến khích học tập suốt đời và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng cần xác định những lĩnh vực, ngành, bậc học không được liên thông để vừa tạo cơ hội học tập cho mọi người, vừa bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo.

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
Giáo dục

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bộ GD-ĐT đã gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính Phủ, đề nghị nghiên cứu và sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến Xã hội hóa (XHH) giáo dục, cụ thể là Nghị định 69/2008/NĐ-CP về khuyến khích XHH, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Cần bổ sung thêm các chính sách ưu đãi rõ ràng về thuế, tín dụng và đất đai để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Phát triển Toán học: Cần thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy
Giáo dục

Phát triển Toán học: Cần thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy

Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 cần tiếp tục nghiên cứu, tạo sân chơi cho các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học trẻ. Chú trọng thu hút các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài về Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy.

Sinh viên Trường CĐ Kỹ Nghệ II và trường CĐ Xây dựng số 01 được vinh danh. Ảnh: Trần An
Giáo dục

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II được vinh danh tại cuộc thi Gefe Business Challenge

Tại Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) diễn ra từ ngày 21 đến 23.10 tại TP. Hồ Chí Minh, Trường CĐ Kỹ Nghệ II – HVCT đã được vinh danh vì đã mang đến sự kiện nhiều trải nghiệm thú vị dành cho khách tham quan về thiết bị thực tế ảo và giải pháp kỹ thuật liên quan đến ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Đây là sáng kiến của Khoa Bảo hộ lao động và Môi trường của Nhà trường và trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cũng là một trong số ít trường CĐ-ĐH vinh dự được tham gia. 

Học sinh EQuest đoạt học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore
Giáo dục

Học sinh EQuest đoạt học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore

Theo đó, học sinh Đào Khánh Nam - lớp 9 Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội (thuộc Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội, thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần trị giá 03 tỷ đồng từ Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học NUS (NUS High School of Mathematics and Science - NUSH), trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore - trường đại học Top 01 Châu Á và Top 15 Thế giới.

Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Ngày 22.10, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam đã tới thăm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và có bài chia sẻ về chủ đề: “Chiến lược kinh tế trong bối cảnh ASEAN và quan hệ Việt Nam - Australia: Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế”.