Chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững" năm 2023 đạt nhiều bước tiến nổi bật

Hiệp hội CropLife Quốc tế vừa công bố “Báo cáo thường niên năm 2023” của chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững”, điểm lại những kết quả nổi bật tại Kenya, Ma Rốc, Thái Lan và Việt Nam.

Chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững
Hiệp hội CropLife Châu Á đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật tháng 7.2023.

Báo cáo đã nêu bật những hoạt động nổi bật và kết quả thành công bước đầu của chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” (gọi tắt là Chương trình SPMF) trong việc thúc đẩy các biện pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách bền vững tại các quốc gia Kenya, Ma Rốc, Thái Lan và Việt Nam.

Theo đó, tại Việt Nam, tháng 7.2023, Hiệp hội CropLife Châu Á đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về thúc đẩy khung quản lý thuốc BVTV bền vững trong giai đoạn 2023 – 2028.

Chương trình đã khởi đầu với một số hội thảo tham vấn về đẩy mạnh thuốc BVTV sinh học cũng như rà soát, sửa đổi khung pháp lý hiện hành về quản lý và sử dụng thuốc BVTV.

Tại Kenya, Chương trình SPMF đã tích hợp các phương thức thực hành tốt về thuốc BVTV toàn cầu vào khung pháp luật về quản lý thuốc BVTV mới của quốc gia này; đẩy mạnh hoạt động của trung tâm phòng chống độc quốc gia và thiết lập hệ thống quản lý bao gói thuốc BVTV trong toàn ngành với 310 điểm thu gom.

Trong khi đó, Ma Rốc đã thông qua nghị định mới về thuốc BVTV, chương trình đã hoàn thành dự án thí điểm về quản lý bao gói thuốc BVTV ở vùng Souss Massa; tổ chức tập huấn trực tiếp cho 2.500 nông dân và tiếp cận được thêm 100.000 nông dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tại Thái Lan, Chương trình SPMF đã phát động chuỗi hội thảo về khung pháp lý dựa trên đánh giá rủi ro; xây dựng các hướng dẫn quản lý đối với việc sử dụng thuốc BVTV bằng thiết bị không người lái (drone); lồng ghép chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu vào nội dung tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm (hay còn gọi là chương trình Stewardship) để sản xuất lúa gạo bền vững.

Khởi động từ năm 2021, SPMF là một sáng kiến của CropLife Quốc tế được xây dựng dựa trên nền tảng cam kết của ngành khoa học thực vật đối với Bộ quy tắc ứng xử quốc tế về quản lý thuốc BVTV nhằm đảm bảo các công cụ này được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Chương trình đưa ra một cách tiếp cận mới, tích hợp và toàn diện hơn nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi hệ thống nông nghiệp của các nước theo hướng bền vững hơn thông qua khung quản lý và sử dụng thuốc BVTV một cách có trách nhiệm.

Cụ thể, chương trình đặt trọng tâm vào việc tăng cường hiệu quả quản trị của các quy định liên quan tới thuốc BVTV, thúc đẩy hệ thống đánh giá rủi ro và giảm thiểu các rủi ro có thể có trong quá trình sử dụng các công cụ BVTV.

Thông qua quan hệ đối tác công - tư, khung pháp lý tiến bộ và các công nghệ cải tiến, CropLife Quốc tế đặt mục tiêu hỗ trợ nông dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước triển khai chương trình, trong việc đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng do biến đổi khí hậu, mở đường cho việc áp dụng các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu về các giải pháp thay thế và thực hành canh tác bền vững hơn như áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững
Bà con Đồng Tháp tham gia tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm trong khuôn khổ Chương trình SPMF năm 2023.

Bà Emily Rees, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của CropLife Quốc tế, cho biết: “Với tình trạng nóng lên toàn cầu, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học và hỗ trợ an ninh lương thực là những thách thức phức tạp và có mối liên hệ chặt chẽ. Chúng phải được giải quyết một cách toàn diện, bao quát và trên mọi khía cạnh. Chương trình SPMF là một công cụ với cách tiếp cận toàn diện như vậy”.

Bà cũng bày tỏ lòng biết ơn tới nhiều đối tác và chính phủ đã hỗ trợ triển khai Chương trình SPMF trong suốt 3 năm qua, đồng thời khẳng định: “Chúng tôi không thể thực hiện điều này một mình. SPMF là một chương trình dài hạn đầy tham vọng và các đối tác là những nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và lương thực của chúng ta một cách bền vững. Chúng tôi hoan nghênh những thành tựu nổi bật của chương trình tới thời điểm này và tái khẳng định cam kết của CropLife trong việc đồng hành và hỗ trợ nguồn lực để tiếp tục tạo động lực cho chương trình tiến về phía trước”.

Tiếp nối những hoạt động đã triển khai trong năm 2023, tháng 1.2024, Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội CropLife Việt Nam ký kết kế hoạch hợp tác triển khai chương trình SPMF năm 2024 – đánh dấu năm đầu tiên hiện thực hóa các nội dung của khung hợp tác.

5 tháng đầu năm, nhiều hoạt động phối hợp đã được tiến hành nhằm hỗ trợ thực thi hệ thống chính sách quản lý và sử dụng thuốc BVTV một cách khoa học, tiên tiến, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế song song với thúc đẩy ứng dụng các giải pháp BVTV tiên tiến, điển hình như: góp ý xây dựng dự thảo chỉnh sửa Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thảo luận và đề xuất các khuyến nghị góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng thuốc BVTV sinh học tại Việt Nam hướng tới thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học.

Bên cạnh đó, chương trình cũng tiến hành các hoạt động bước đầu nhằm lên kế hoạch xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến về sử dụng thuốc BVTV (e-learning); tiếp tục chương trình hợp tác 3 bên về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm tại tỉnh Đồng Tháp; triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức cộng đồng về thuốc BVTV.

Thị trường

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.