Chung tay xoa dịu “nỗi đau da cam”

Hàng chục năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, có một vết thương không rỉ máu nhưng âm thầm gieo nỗi đau thương cho nhiều gia đình, đó là chất độc hóa học da cam/dioxin. 63 năm kể từ ngày hàng triệu lít chất độc hóa học cực độc phun xuống nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, cho đến nay, sự hủy diệt tàn khốc của những chất độc ấy vẫn còn hiển hiện, âm thầm phá hoại môi trường sống và cướp đi cuộc sống bình thường của nhiều nạn nhân dù đã là thế hệ thứ 4.

Những nỗi đau không thể xóa nhòa

Trong suốt hơn 10 năm (1961 - 1971), quân đội Mỹ và các nước đồng minh đã phun rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ có chứa chất cực độc dioxin xuống các thôn làng, đồng ruộng và rừng cây ở miền Nam Việt Nam, với tổng diện tích hơn 2,6 triệu héc ta. Hành động đó đã để lại những hậu quả nặng nề, dai dẳng đối với cả môi trường và con người, gây nên một thảm họa vô cùng thảm khốc.

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ

Theo Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, ước tính có tới hơn 3 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng về sức khỏe do phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin; trong đó, ít nhất có 150.000 trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh và ít nhất 1 triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam.

Theo con số mới nhất từ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, chất độc da cam đã tác động đến thế hệ thứ 2, 3 và đang di nhiễm sang thế hệ thứ 4 của người bị phơi nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh. Điều này đã tác động hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe con người, để lại cho những nạn nhân da cam nhiều đau thương, mất mát và vất vả.

Hiện nay, rất nhiều gia đình có từ 3 nạn nhân trở lên, thậm chí có 7 - 8 người trong cùng gia đình đều là nạn nhân của loại chất độc này. Chất độc da cam khiến cho nhiều nạn nhân không còn duy trì được nòi giống; nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm vợ, làm mẹ. Hàng vạn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống đời sống thực vật; hàng trăm nghìn nạn nhân tử vong; hàng triệu người khác đang vật lộn hàng ngày với những căn bệnh quái ác.

Không chỉ người Việt Nam mà nhiều lính Mỹ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand… từng tham chiến ở Việt Nam trước đây và con cháu của họ cũng mắc nhiều bệnh tật do phơi nhiễm, di chứng chất độc da cam như: liệt, teo cơ một phần hoặc toàn cơ thể, mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, tai biến sinh sản, biến đổi gene gây dị dạng, dị tật bẩm sinh.

Không để nạn nhân chất độc da cam bị bỏ lại phía sau

Xoa dịu nỗi đau của nạn nhận chất độc da cam đã và đang là vấn đề được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Năm 2023, chương trình "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" được triển khai qua Cổng 1400 với cú pháp DA CAM/DACAM/DC gửi 1409 đã tiếp nhận hơn 107.000 tin nhắn, tương đương với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Chương trình thu hút được đông đảo nhân dân trên cả nước cùng chung tay ủng hộ, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn, đồng thời tuyên truyền đến nhân dân cả nước những khó khăn, thiệt thòi về bệnh tật và cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Cũng trong năm 2023, Chương trình nhắn tin "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" đã hỗ trợ xây mới 14 nhà với tổng số tiền 930 triệu đồng; thăm, tặng quà trực tiếp cho gần 600 nạn nhân ở 22 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 568,5 triệu đồng; hỗ trợ nuôi dưỡng nạn nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Trung ương Hội hơn 140 triệu đồng. Số tiền chưa phân bổ năm 2023 là 602.493.000 đồng đã được Hội và Quỹ Hội Nạn nhân chất độc da cam /dioxin Việt Nam phân bổ đến nạn nhân trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024, theo mục tiêu của chương trình.

Ngay từ đầu năm 2024, nhân kỷ niệm 63 năm thảm họa da cam ở Việt Nam và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp cùng Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) tổ chức đi thăm, hỗ trợ làm nhà, vốn sản xuất và tặng quà cho các nạn nhân ở một số tỉnh, thành với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng.

Chương trình phối hợp giữa hai đơn vị cũng đã hỗ trợ làm nhà và tặng quà cho nạn nhân các tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Đắk Nông, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Thuận, mỗi tỉnh 30 suất quà và 1 căn nhà. Đồng thời, hỗ trợ tặng 30 suất quà và 5 suất sinh kế cho nạn nhân tại tỉnh Phú Thọ; hỗ trợ tặng 1 căn nhà cho nạn nhân tại Hà Nội; hỗ trợ tặng 5 suất sinh kế cho 5 gia đình tại tỉnh Phú Yên; hỗ trợ tặng 30 suất quà cho nạn nhân tại tỉnh Hưng Yên. Tổng giá trị gần 1 tỷ đồng được trích từ nguồn chương trình nhắn tin từ thiện năm 2023.

Việc vận động nguồn lực, giúp đỡ nạn nhân với nhiều hình thức phong phú thiết thực, hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, Trung ương Hội và các tỉnh, thành hội đã vận động, thu vào Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp gần 350 tỷ đồng; đã chi hơn 320 tỷ đồng chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.

Mới đây, ngày 16.7, Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam /dioxin Việt Nam vừa công bố phát động Chương trình "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, năm 2024", với chủ đề "Thắp sáng tương lai". Hội sẽ phối hợp với Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Cổng thông tin Điện tử nhân đạo quốc gia, App thiện nguyện MB triển khai vận động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam qua hình thức quét mã QR. Đồng thời, tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong nước và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học đã xảy ra tại Việt Nam, từ đó góp phần chung tay ủng hộ, động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn của nạn nhân và gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.

Trung tướng Nguyễn Hữu Chính chia sẻ, "nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ", với những thành công của chương trình trong suốt thời gian qua có thể thấy, việc xoa dịu nỗi đau da cam đã và đang trở thành việc làm chung của xã hội, không còn là trách nhiệm của riêng cá nhân, tổ chức nào.

Xã hội

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

TP. Hồ Chí Minh có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu tại Quận 8
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu tại Quận 8

Sáng 19.12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Đây là bệnh viện - trung tâm khám chữa bệnh thứ ba của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP. Hồ Chí Minh, thứ tư trên cả nước, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, toàn diện và chuyên sâu cho người dân.

 “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam
Đời sống

“Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam

Sáng 19.12, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm chủ trì buổi lễ.

Sóc Trăng: Bàn giao 2 “Nhà nghĩa tình đồng đội” cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Xã hội

Sóc Trăng: Bàn giao 2 “Nhà nghĩa tình đồng đội” cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Qua thời gian triển khai xây dựng, từ nguồn kinh phí được nhà hảo tâm tự nguyện đóng góp và có nguyện vọng hỗ trợ cho các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; mới đây, Công an huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức bàn giao 2 “Nhà nghĩa tình đồng đội” cho 2 đồng chí thuộc lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở xã An Lạc Tây và xã Nhơn Mỹ có hoàn cảnh khó khăn.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Đời sống

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. 

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Xã hội

Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024

Chiều 18.12, tại Hà Nội, Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) tổ chức Lễ vinh danh - trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN 2024 cho 77 kỹ sư.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024
Xã hội

Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Ngày 18.12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia nhiệm kỳ 2 (2024 - 2029) được bầu sau đại hội
Xã hội

Ông Nguyễn Văn Thuận giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia

 Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với sự tham dự của hơn 100 đại biểu từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đại hội là dịp Hội tổng kết đánh giá công tác trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho hoạt động giai đoạn 2024- 2029.