Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, tuy nhiên, tình trạng săn bắt, mua bán, sử dụng trái phép động vật hoang dã ngày càng tăng, đã đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bên bờ tuyệt chủng và ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học. 

Từ thay đổi nhận thức, hành vi...

Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam), nước ta có khoảng 51.400 sinh vật, trong đó có khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; hơn 11.000 loài sinh vật biển khác và 7.500 chủng vi sinh vật. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, mua bán, sử dụng trái phép động vật hoang dã ngày càng tăng.

Một trong những hành vi phổ biến và tồn tại ở tất cả các địa phương là tình trạng tiêu thụ thịt động vật hoang dã; kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do WWF thực hiện trong năm 2021 - 2022 cho thấy, số lần ăn thịt động vật hoang dã trung bình của nhóm người có tiêu thụ thịt động vật hoang dã là 7 lần/năm và chi khoảng 400.000 đồng/lần/người. Nhóm khách hàng chính tiêu thụ thịt động vật hoang dã nằm trong độ tuổi từ 20 - 49.

Đáng chú ý, nhóm khách hàng trẻ trong độ tuổi 20 - 29 ở khu vực thành thị lại chiếm tỷ lệ khá cao và 50% số người trong nhóm khách hàng 20 - 29 là đang đi học, có khả năng cao tham gia vào chuỗi tiêu dùng. Với khu vực thành thị, nhóm người có học vấn từ cao đẳng đến đại học chiếm tỷ lệ gần 70% trong số người có tiêu thụ thịt động vật hoang dã được khảo sát.

Đáng chú ý, những hành vi trái phép liên quan đến động vật hoang dã còn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Phần lớn (khoảng 70%) các bệnh mới nổi (Ebola, Zika, viêm não Nipah) và gần như tất cả các đại dịch như cúm A H5N1, Covid-19 là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Những loại bệnh này lan rộng do tiếp xúc giữa động vật hoang dã, vật nuôi và con người.

Theo PGS.TS. Huỳnh Trọng Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Nam, những nỗ lực của lực lượng chức năng về bảo vệ động vật hoang dã sẽ vô ích nếu nhận thức cộng đồng không nâng cao. Do đó, thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động chính các bạn trong nhóm tuổi, các thế hệ trẻ khác về vai trò của đa dạng sinh học đối với sự tồn vong của loài người và sự phát triển bền vững đất nước. Việc nâng cao nhận thức phải được thực hiện theo phương châm "mưa dầm thấm lâu". 

... đến sớm hoàn thiện quy định pháp luật

Theo các chuyên gia, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, tổ chức, đường dây tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ngày càng tinh vi, phức tạp cũng gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra, xử lý. Các đối tượng vi phạm bằng các phương thức, thủ đoạn khác nhau như tạm nhập tái xuất, để lẫn các loại động vật hoang dã với nhau, vận chuyển kèm với các loại hàng hóa hợp pháp khác, như giấu ngà voi, đồi mồi trong các container chứa các mặt hàng lạc nhân, vỏ ốc, than củi, đỗ… có đặc điểm gần giống, có thể gây nhầm lẫn.

Trong khi đó, hiện vẫn còn những khoảng trống pháp luật trong bảo vệ động vật hoang dã. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, lực lượng Cảnh sát môi trường được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Song, quá trình thu thập thông tin, tài liệu để củng cố hồ sơ pháp lý mỗi khi xử lý các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm xâm phạm động vật hoang dã rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian.

Theo TS. Đinh Anh Tuấn, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, công tác giám định đối với các loài động vật hoang dã bị phát hiện, thu giữ trong các vụ vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, động vật hoang dã khi bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện đã bị các đối tượng cắt bỏ các bộ phận dễ nhận biết để vận chuyển, mua bán, làm cho lực lượng Cảnh sát môi trường không thể nhận dạng, kết luận là loài nào mà phải thông qua công tác giám định rất khó khăn, phức tạp, tốn kém, mất thời gian.

Mặt khác, hiện nay, chưa có quy định rõ ràng về việc tang vật là các loài động vật hoang dã còn sống sẽ được chăm sóc, cứu hộ bởi cơ quan nào trước khi có kết luận giám định. Theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, vật chứng là động vật hoang dã thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định. Tuy nhiên, "cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền" là cơ quan nào cũng chưa thực sự rõ ràng, gây khó khăn trong việc bàn giao, bảo quản vật chứng.

Song song với việc hoàn thiện các quy định pháp luật; nhiều chuyên gia cho rằng, các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Hải quan, Biên phòng, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác phối hợp, trao đổi thông tin nắm bắt tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện tội phạm xâm phạm động vật hoang dã. Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội phạm xâm phạm động vật hoang dã để bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).