Chưa loại trừ hoàn toàn nguy cơ sắt thép bị nhiễm xạ

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Dù đã có nhiều tiến bộ về công tác quản lý, nhưng nguy cơ xảy ra mất nguồn phóng xạ cũng như phế liệu sắt thép bị nhiễm xạ ở nước ta vẫn chưa bị loại trừ hoàn toàn.

Nguy cơ hiện hữu

Vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin vụ mất nguồn phóng xạ Cs-137 ở Thái Lan và đã được tìm thấy ở phế liệu của nhà máy tái chế sắt thép. Trước đó, năm 2000, nước này đã từng xảy ra vụ mất nguồn phóng xạ Co-60 làm một người chết và 10 người bị chiếu xạ quá liều. Rất may, vụ mất nguồn phóng xạ lần này dù có hoạt độ cao nhưng không gây thiệt hại về người.

“Trông người lại ngẫm đến ta”. Các nguồn phóng xạ thường dưới dạng thanh kim loại và đựng trong bình chứa cũng bằng kim loại nên phần lớn sau khi bị mất sẽ được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu sắt thép. Ngày 31.7.2019, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tổ chức hội thảo về tăng cường công tác quản lý phế liệu sắt, thép và hàng hóa nhiễm xạ ở Việt Nam. Dù đã có nhiều tiến bộ về công tác quản lý, nhưng nguy cơ xảy ra mất nguồn phóng xạ cũng như phế liệu sắt thép bị nhiễm xạ ở nước ta vẫn chưa bị loại trừ hoàn toàn.

Dù đã có nhiều tiến bộ trong quản lý song nguy cơ phế liệu sắt thép bị nhiễm xạ ở nước ta vẫn chưa bị loại trừ hoàn toàn. Ảnh ITN
Dù đã có nhiều tiến bộ trong quản lý song nguy cơ phế liệu sắt thép bị nhiễm xạ ở nước ta vẫn chưa bị loại trừ hoàn toàn

Thực tế, phế liệu sắt thép nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nguyên liệu cho các nhà máy tái chế sắt thép. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 - 2018, chúng ta đã nhập hơn 14 triệu tấn phế liệu, chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc; chỉ tính 7 tháng năm 2021 nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt hơn 4,1 triệu tấn…

Nhập khẩu phế liệu bằng đường biển chiếm trọng số lớn. Tuy nhiên, hiện chỉ có 2 cảng biển có hệ thống thiết bị kiểm tra phóng xạ trong hàng hóa xuất nhập khẩu là cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh), còn lại các cảng biển khác đều không có thiết bị kiểm tra phóng xạ. Về phía các cửa khẩu đường bộ thì hầu như không có thiết bị kiểm soát phóng xạ trong hàng hóa xuất nhập khẩu. Các nguồn phóng xạ bị mất ở Campuchia, Lào hay Thái Lan hoàn toàn có thể qua các cửa khẩu đường bộ vào Việt Nam trong phế liệu sắt thép nhập khẩu.

Các nhà máy sản xuất và tái chế sắt thép hiện đại đều được đầu tư thiết bị kiểm tra phóng xạ trong nguyên liệu đầu vào và trong dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, khi phát hiện ra phóng xạ, chủ cơ sở sản xuất sắt thép có báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước hay không lại hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức của họ.

Đối với các nhà máy tái chế sắt thép thủ công trên khắp cả nước hầu như không có bất kỳ một thiết bị kiểm soát phóng xạ nào. Gần đây, Đại học Bách khoa Hà Nội với sự tư vấn của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã thực hiện thành công 2 đề tài cho TP. Hà Nội và Bắc Ninh về kiểm soát các loại nguồn phóng xạ trong nhà máy tái chế sắt thép thủ công. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để triển khai áp dụng kết quả của các đề tài này tại tất cả các nhà máy tái chế sắt thép thủ công trong cả nước để giảm thiểu nguy cơ chiếu xạ cho người dân và môi trường.

Rõ ràng, nguy cơ sắt thép phế liệu bị nhiễm xạ ở nước ta là có. Nếu xảy ra, việc xử lý sẽ rất tốn kém, phức tạp. Chẳng hạn, năm 1996, Đài Loan (Trung Quốc) đã phải xử lý 180 tòa nhà với 1.700 căn hộ và bồi thường cho 10.000 người dân sống trong các tòa nhà này vì sử dụng thép xây dựng bị nhiễm xạ Co-60.

Rà soát quy định quản lý nguồn phóng xạ

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ ở nước ta, trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần yêu cầu các cơ sở có nguồn phóng xạ phải thực hiệc việc kiểm kê định kỳ theo quy định và báo cáo về cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Điều này sẽ nâng cao trách nhiệm của các cơ sở là chủ sở hữu của nguồn phóng xạ, nếu xảy ra mất thì sẽ biết và báo cáo ngay cho Cục để xử lý kịp thời. Về phía Cục cũng cần rà soát lại các quy định quản lý nguồn phóng xạ, nếu còn có bất cập thì phải sửa đổi ngay.

Bên cạnh đó, cần phải kiểm soát phóng xạ 100% các nguồn sắt thép phế liệu nhập khẩu phục vụ làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất và tái chế sắt thép trong nước. Trong khi chưa có điều kiện đầu tư cho các cửa khẩu thiết bị kiểm soát phóng xạ trong hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng tự động, nên trang bị các thiết bị kiểm tra phóng xạ cầm tay giá rẻ và bắt buộc phải kiểm tra đối với sắt thép phế liệu nhập khẩu. Hiện, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự sản xuất và cung cấp đầy đủ cho các cửa khẩu thiết bị này cũng như thiết bị kiểm tra phóng xạ hiện đại dạng cổng kiểm tra tự động các xe container.

Cơ quan quản lý cũng cần tổ chức ngay việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào của các nhà máy tái chế sắt thép và kiểm tra phóng xạ trong sản phẩm sắt thép trước khi đưa ra thị trường. Cần lắp thiết bị thanh tra phóng xạ tự động phát cảnh báo phóng xạ cho cơ quan quản lý khi bất kỳ một thiết bị kiểm soát phóng xạ nào trong nhà máy ghi nhận có phóng xạ. Việc này dễ dàng thực hiện được và không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy. Thiết bị thanh tra phóng xạ này là thuộc sở hữu của cơ quan quản lý nhà nước được niêm phong mà chủ cơ sở sản xuất và tái chế sắt thép không được phép can thiệp vào hoạt động của nó.

Muốn vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ cần công bố tiêu chuẩn của thiết bị kiểm tra phóng xạ cầm tay và các cổng kiểm tra phóng xạ phục vụ kiểm soát phế liệu nhập khẩu để tái chế sắt thép; tổ chức nghiên cứu sản xuất các thiết bị mẫu của hai loại thiết bị này phục vụ nhu cầu trong nước, đánh giá thành tựu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước; yêu cầu các cơ sở tái chế sắt thép thủ công thực hiện lắp đặt thiết bị kiểm tra phóng xạ dựa theo tiêu chuẩn đã được bộ công bố.

Về phía cơ quan hải quan, cần có dự án đầu tư cho các cửa khẩu thiết bị kiểm tra phóng xạ cầm tay. Riêng các cảng biển lớn thì phải đầu tư các cổng kiểm tra phóng xạ hiện đại như ở cảng Cái Mép - Thị Vải và Cát Lái nhằm kiểm tra 100% các loại phế liệu nhập khẩu tái chế sắt thép. Có thể cho phép các đơn vị sản xuất trong nước được tham gia đấu thầu cung cấp các thiết bị này hoặc được phép chỉ định thầu (nếu pháp luật cho phép).

Xã hội

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh nguồn IT
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 – 1.5 trên cả nước

Nhận định mới nhất về dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ, chiều 29.4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm này đang trong thời kỳ chuyển mùa, đồng thời nắng nóng trong những ngày tới có thể gây tác động đến sức khỏe người dân. Do đó người dân cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh, an toàn sức khoẻ để có một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn nhất.

 Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xã hội

Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những tấm pano cổ động, từng con phố rợp cờ đỏ sao vàng, người Hà Nội xúng xính áo dài checkin cờ Tổ quốc; Thủ đô những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30/.4.2025).

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.