Chùa Bối Khê đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt trong Lễ khai hội Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 7.2 (mùng 10 tháng Giêng), huyện Thanh Oai, Hà Nội, tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê, đồng thời khai hội Xuân Ất Tỵ 2025.

Chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 17.1. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt đầu tiên của huyện Thanh Oai.

Chùa có tên chữ Đại Bi tự, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng với không gian, cảnh quan rộng, thông thoáng, khởi dựng từ thời Trần trên bờ Đỗ Động giang.

hau-cung-chua-boi-khe.jpg
Kiến trúc mái đao tại hậu cung chùa cổ Bối Khê. Ảnh: N.Dương

Chùa tọa lạc theo thế Phượng chủy, nghĩa là nằm gọn trên đầu con phượng như đang tung cánh. Phía trước là cánh đồng và bãi đất trống cùng những cây cổ thụ và dòng Đỗ Động giang. Từ ngũ môn quan tới tam quan là cây cầu nhỏ vắt ngang trông tựa như mỏ phượng. Hai bên sườn Tam bảo là 2 giếng đá cổ trông tựa như đôi mắt; phần đất hình tam giác vắt sang làng Hưng Giáo (xã Tam Hưng) tựa đuôi cong.

Chùa hiện còn giữ được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Garuda tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, ở phần điện Thánh kết cấu theo kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái đao cong được đón đỡ bởi hệ thống đấu cũng là một tuyệt tác của nghệ thuật tạo hình.

Hàng năm, lễ hội chùa Bối Khê vào đầu mùa Xuân diễn ra từ mùng 10 - 12 tháng Giêng. Ngoài ra, tại chùa còn có lễ hội cầu mưa và tục kết chạ giữa hai làng Bối Khê và Tiên Lữ.

2115-ngu-non-chua-boi-khe-600x406.jpg
Chùa Bối Khê được xây dựng từ thời Trần, cách đây gần 700 năm (khoảng năm 1338). Nguồn: sovhtt.hanoi.gov.vn

Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê được tổ chức vào lễ hội chùa Bối Khê Xuân Ất Tỵ 2025 thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông; tôn vinh những giá trị kiến trúc nghệ thuật của di tích chùa Bối Khê.

Đây cũng là dịp tưởng nhớ, tôn vinh Đức Thánh Bối, ôn lại các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Thông qua tổ chức chuỗi hoạt động lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của di tích quốc gia đặc biệt; quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về du lịch của quê hương Thanh Oai, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện ngày càng khởi sắc, bền vững.

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Bối Khê - Lễ khai hội Xuân Ất Tỵ 2025 được tổ chức vào sáng 7.2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Lễ hội chùa Bối Khê năm 2025 diễn ra từ ngày 7 - 9.2. Đây là lễ hội Xuân sớm nhất trong số gần 100 lễ hội trên địa bàn huyện Thanh Oai.

boi-khe.jpg
Chùa Bối Khê trước ngày khai hội. Ảnh: Ánh Ngọc

Lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê được tổ chức bảo đảm trang trọng, an toàn, văn minh, hiệu quả. Đối với phần lễ, xã Tam Hưng chủ trì tổ chức các nghi lễ theo phong tục cổ truyền.

Phần hội được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động như: khai mạc triển lãm “Chùa Bối Khê - Những giá trị di sản vô giá”; trưng bày giới thiệu một số sắc phong, văn bia lưu trữ tiêu biểu về Lưỡng quốc Trạng Nguyên Nguyễn Trực, Quận Công Lê Tiến Quý, Hoàng giáp Lê Huy Trâm; khai mạc biểu diễn Lân sư rồng huyện Thanh Oai năm 2025; đồng diễn tập thể cùng nhiều trò chơi dân gian; hát quan họ; Liên hoan văn nghệ chào mừng lễ hội với chủ đề “Bối Khê - Tiên Lữ 700 năm một mối ân tình”…

Văn hóa - Thể thao

Áp dụng công nghệ TapQuest thúc đẩy du lịch văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Áp dụng công nghệ TapQuest thúc đẩy du lịch văn hóa

Huế đang tiên phong ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đẩy mạnh khai thác du lịch văn hóa. Nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới trạm tương tác thông minh tạo thành bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Tái hiện phong tục, văn hóa Mường
Văn hóa

Tái hiện phong tục, văn hóa Mường

Trong những ngày đầu Xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều hoạt động văn hóa giới thiệu bản sắc dân tộc Mường đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như tái hiện, trình diễn Đâm đuống, Sắc Bùa… Những hoạt động này thu hút nhiều khách du lịch cũng như người dân tại Hà Nội, đã tạo ra không gian vui chơi đón Xuân ngày Tết.

Du lịch cộng đồng Đắk Lắk thu hút khách dịp Tết Nguyên đán
Du lịch - Thể thao

Du lịch cộng đồng Đắk Lắk thu hút khách dịp Tết Nguyên đán

Việc khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch từ các hoạt động trải nghiệm về văn hóa, lễ hội đặc sắc của địa phương đã tạo nên sức hút đối với khách du lịch dịp đầu năm mới. Tại Đắk Lắk, các khu du lịch văn hóa cộng đồng đã trở thành điểm đến lý tưởng để du khách đến trải nghiệm nét đẹp truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

Đưa linh vật năm Ất Tỵ vào sản phẩm mỹ thuật ứng dụng
Văn hóa - Thể thao

Đưa linh vật năm Ất Tỵ vào sản phẩm mỹ thuật ứng dụng

“Rắn lột xác không chỉ là một biểu tượng sinh học, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự chuyển mình và trưởng thành. Mỗi lần lột xác, rắn trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Đây là một hình ảnh ẩn dụ cho quá trình phát triển, thay đổi và sáng tạo không ngừng trong cuộc sống của chúng ta”, nhà thiết kế Trần Thanh Tùng chia sẻ ý tưởng sáng tạo bộ sản phẩm về rắn - linh vật của năm Ất Tỵ 2025.

Tìm về Tết xưa qua tranh dân gian
Văn hóa - Thể thao

Tìm về Tết xưa qua tranh dân gian

Tranh Tết là nét đẹp không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán Truyền thống của người Việt. Các làng tranh xưa cứ đến Tết lại rộn rịp in, quẩy tranh đi bán khắp các nẻo chợ quê, mang hương xuân sắc tết đến từng nhà. Những bức vẽ đơn sơ, nhỏ bé nhưng chính những đường nét mộc mạc, sắc màu tự nhiên đã hình thành nên một thế giới quan thu nhỏ, chứa đựng những tinh hoa, tư duy và triết lý sống của người Việt. Mỗi bức tranh không chỉ là vật trang trí ngày Tết, đằng sau mỗi bức tranh Tết dân gian còn ẩn chứa những “mật ngữ” riêng mang thông điệp văn hóa, một lời cầu chúc cho năm mới gặp nhiều may mắn.