Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo

Sáng 18.12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Nhiều ý kiến khẳng định, việc lồng ghép nội dung văn hóa vào giảng dạy và ngoại khóa là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, giàu bản sắc.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa ứng xử trong môi trường học đường, đồng thời xây dựng các chiến lược thực tiễn nhằm lan tỏa và gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng giáo dục. Sự kiện cũng là dịp để các chuyên gia, đại diện các cơ sở giáo dục chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng ứng xử văn minh, tôn trọng và hòa hợp giữa học sinh, giáo viên và cán bộ nhà trường.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh. Các hoạt động này không chỉ tiếp thu giá trị văn hóa vùng miền và tinh hoa văn hóa nhân loại mà còn nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên.

Theo ông Trần Văn Đạt, công tác xây dựng văn hóa ứng xử góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT.

Ông Trần Văn Đạt cho biết, việc đánh giá kết quả thực hiện hai Thông tư này là cơ hội để lắng nghe ý kiến từ các Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục và đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cả nước. Qua đó, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định, đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực nhằm nhân rộng các mô hình thực hiện quy tắc ứng xử hiệu quả.

z6141774698908ca381df4dcc55fc918da361f0a29b527.jpg
Quang cảnh hội thảo tại điểm cầu trực tiếp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Các ý kiến tập trung vào kinh nghiệm xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, triển khai hiệu quả bộ quy tắc ứng xử và giải pháp khắc phục hạn chế.

Đồng thời, chia sẻ phương pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quy tắc ứng xử đối với phát triển nhân cách và lối sống văn hóa tại các cơ sở giáo dục.

Dưới góc độ quản lý cơ sở đào tạo giáo viên, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề cập tới vai trò then chốt của việc xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, là người đứng đầu một đơn vị đào tạo giáo viên, trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc thực thi các quy định mà còn ở việc định hướng, bồi dưỡng nhận thức và năng lực thực hành văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo tương lai.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhấn mạnh, sự thành công của việc triển khai Bộ quy tắc ứng xử không chỉ phụ thuộc vào nội dung quy định mà còn vào tinh thần, thái độ và trách nhiệm của từng cá nhân trong nhà trường, từ cán bộ quản lý, giảng viên đến sinh viên sư phạm. Điều này sẽ góp phần xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện và là tiền đề để các sinh viên sư phạm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy sau này.

z61417747323301cb294ae2ad9aa46d515dfe3e5dec345-1.jpg
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Đại diện Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học là nền tảng quan trọng để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên. Văn hóa ứng xử không chỉ là các quy định nguyên tắc mà còn giúp định hình nhân cách, ý thức trách nhiệm và thái độ tôn trọng trong cộng đồng học đường.

Để đạt được mục tiêu này, các cơ sở giáo dục cần tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh và lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo, qua các hoạt động ngoại khóa và chính khóa, giúp học sinh, sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và tinh thần đoàn kết.

Đại diện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cũng chia sẻ về thực trạng và bài học kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục giá trị văn hóa và kỹ năng sống, dù gặp không ít khó khăn về nguồn lực và cơ sở vật chất.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các tổ chức xã hội, đại diện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cũng đồng thời khẳng định việc lồng ghép nội dung văn hóa vào giảng dạy và ngoại khóa là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, giàu bản sắc.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…