Chú trọng chăm lo đời sống người lao động

"6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội đã từng bước phục hồi mạnh mẽ; đời sống, việc làm của người lao động nhìn chung đã được cải thiện. Phương thức lãnh đạo và tổ chức hoạt động chăm lo có nhiều điểm mới, linh hoạt, thiết thực..."

Đây là nhận định của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 11 (Khóa XII) .

Hoạt động công đoàn có nhiều điểm mới

Đề cập đến hoạt động của các cấp công đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội đã từng bước phục hồi mạnh mẽ; đời sống, việc làm của người lao động nhìn chung đã được cải thiện; các cấp công đoàn tập trung thực hiện chủ đề công tác năm 2022. Phương thức lãnh đạo và tổ chức hoạt động chăm lo có nhiều điểm mới, linh hoạt, thiết thực. Công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, hoạt động tư vấn pháp luật được tập trung thực hiện, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Công tác truyền thông công đoàn được tăng cường.

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động -0
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại hội nghị

Cùng với đó, công tác đổi mới tổ chức Công đoàn theo Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp tục được triển khai và thực hiện đồng bộ; kết quả thực hiện 2 chỉ tiêu vượt chỉ tiêu được giao của cả năm (đề xuất với người sử dụng lao động điều chỉnh giá trị bữa ăn ca đạt 151,9%; tổ chức Tháng công nhân ở công đoàn cơ sở đạt 123,7%); có 9/13 chỉ tiêu kết quả đạt trên 60%, ước đạt hoàn thành chỉ tiêu cả năm…

Chương trình 1 triệu sáng kiến nỗ lực, vượt khó, chiến thắng đạt dịch Covid - 19 đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giai đoạn 1, với gần 700 nghìn sáng kiến tham gia của đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức người lao động cả nước, đạt 232% chỉ tiêu kế hoạch đề ra với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn 10 ngàn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tinh thần hăng say lao động, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.

Đánh giá cao vai trò của tổ chức công đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho rằng, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được tập trung thực hiện, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Các cấp Công đoàn chủ động bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về các vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động nhất là ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động -0
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải phát biểu

Đáng chú ý, tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy vai trò đại diện người lao động trong Hội đồng tiền lương quốc gia, tham gia trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tăng bình quân 6% từ ngày 1.7.2022. Trước phản ánh của các cấp Công đoàn về việc một số doanh nghiệp dự kiến sẽ không tiếp tục thực hiện quy định mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, ngày 17.6.2022, Tổng Liên đoàn và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã kịp thời có văn bản số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo về việc giữ lại tiền lương cho lao động đã qua đào tạo.Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở được các cấp công đoàn đặc biệt quan tâm, sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong tiếp cận với doanh nghiệp và người lao động.

Từ thực tế hoạt động ở địa phương trong phối hợp giữa công đoàn và doanh nghiệp khôi phục khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương có bước hồi phục ngoạn mục, tạo tâm lý tin tưởng cho người lao động và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, vận động công nhân, người lao động trở lại làm việc, các cấp Công đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp với doanh nghiệp xây dựng các phương án tổ chức sản xuất an toàn, thích ứng linh hoạt, hỗ trợ thực hiện thủ tục thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Sự chủ động của công đoàn, phối hợp cùng doanh nghiệp, người sử dụng lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo sự tin tưởng, đồng cảm trong người lao động và cộng đồng doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng đóng góp vào kết quả phục hồi tích cực của TP. Hồ Chí Minh – ông Trần Đoàn Trung nói.

Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọngngười lao động

Dù hoạt động công đoàn trong 6 tháng đầu năm đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi song Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cũng thẳng thắn chỉ rõ, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là công tác nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động có lúc, có nơi còn chậm. Công tác tuyên truyền, vận động người lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển tăng thêm đoàn viên còn thấp, tình trạng giảm đoàn viên còn diễn ra ở một số địa phương. Việc thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ người lao động ở một số đơn vị chưa kịp thời, số cuộc ngừng việc tập thể tăng so với cùng kỳ năm trước, một số cuộc ngừng việc kéo dài...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, trong đó có việc chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động chưa nghiêm, chưa tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động. Một số cán bộ công đoàn cơ sở còn thiếu kỹ năng đàm phán, thương lượng nên chưa thực hiện tốt vai trò được giao. Tư duy một số cán bộ công đoàn chuyên trách còn chậm đổi mới...

Để khắc phục tình trạng này, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới đối với các tổ chức công đoàn là cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình đoàn viên, người lao động, nhất là tình hình giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách kịp thời cho người lao động; có giải pháp hiệu quả hoạt động công đoàn trước tình hình doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Cùng với đó, tăng cường tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động, về khôi phục và phát triển sản xuất, tham gia phát triển thị trường lao động.

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động -0
Quang cảnh hội nghị

Bên cạnh đó, công đoàn cần tích cực tham giađóng góp ý kiến xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến người lao động, tổ chức Công đoàn như Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Nhà ở. Xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…