Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hết sức khẩn trương nhưng phải kỹ lưỡng, chất lượng

Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13.12. 

Bảo đảm hiệu quả cao nhất, thực chất nhất

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến và quyết định đối với 8 nội dung thuộc thẩm quyền.

Một là, xem xét thông qua dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Đây là dự án Pháp lệnh thứ ba được Tòa án nhân dân tối cao soạn thảo và trình trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Tư pháp, các cơ quan của Quốc hội, sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tại phiên họp này, các Ủy viên Thường vụ Quốc hội cho ý kiến cụ thể về phạm vi sửa đổi, bổ sung và các nội dung của dự án Pháp lệnh để xem xét, thông qua trong một phiên họp.

"Tuy là trình thông qua trong một phiên họp nhưng chúng ta phát huy cách làm trước đây: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh vào ngày đầu của phiên họp để có thời gian tiếp thu, giải trình và sẽ nghe lại việc tiếp thu, giải trình, xem xét biểu quyết thông qua vào cuối phiên họp”, Chủ tịch Quốc hội nói. 

Hai là, xem xét, quyết định việc lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự luật này là một trong những nhiệm vụ lập pháp trọng tâm của cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những nội dung cần phải lấy ý kiến Nhân dân; cách thức tổ chức xin ý kiến Nhân dân và thời gian xin ý kiến Nhân dân. Dự kiến khung thời gian tổ chức xin ý kiến các tầng lớp Nhân dân, các cấp, các ngành, các giai tầng xã hội lại trùng vào dịp Tết Âm lịch và Tết Dương lịch, do đó, Chủ tịch Quốc hội đề xuất, có thể nới khung thời gian để bảo đảm được yêu cầu và phải bảo đảm việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân được thực hiện hiệu quả nhất, thực chất nhất, thực sự phát huy được dân chủ và trí tuệ của toàn dân để đóng góp cho dự án Luật rất quan trọng này. Nhấn mạnh đây là khâu hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch về vấn đề này trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến nội dung này để Quốc hội có quyết định sớm.

Ba là, xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình công tác năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bốn là, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế năm 2022 và xem xét thông qua Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cho ý kiến về Chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội.

Trên cơ sở đánh giá khái quát các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như Kiểm toán Nhà nước trong năm qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và quyết định Chương trình công tác này của năm 2023, đặt trong bối cảnh chung tiếp tục thực hiện các chủ trương tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, đặt trong tổng thể yêu cầu tăng cường hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đặt trong mối quan hệ với chương trình đối ngoại của Lãnh đạo chủ chốt và Lãnh đạo cấp cao đang trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định trong thời gian tới. 

Năm là, xem xét, thông qua là dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đại biểu Quốc hội là trung tâm trong hoạt động của Quốc hội, chất lượng của Quốc hội, hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào chất lượng của đại biểu Quốc hội. Từ đầu khóa đến nay cũng như tiếp tục kế thừa thành quả của những khóa trước, Quốc hội đã và đang tiếp tục đẩy mạnh việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu theo nhiều phương pháp, nhiều cách thức khác nhau nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả. Đảng đoàn Quốc hội đã chỉ đạo rà soát lại kế hoạch, chương trình, khung chương trình, tài liệu, cách thức tổ chức… “Nhân đây, chúng ta rà soát lại cách thức tổ chức, báo cáo viên, giảng viên… làm sao cho thực sự, thiết thực, thực sự hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Sáu là, xem xét, quyết định việc bổ sung kinh phí mua bù dự trữ gạo quốc gia. 

Bảy là, tiếp tục xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCNViệt Nam tại một số quốc gia.

Tám là, xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 11.2022 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 10.2022).

Nghiên cứu kỹ lưỡng, phát biểu trách nhiệm

Ngoài các nội dung thuộc nhóm công việc thường xuyên nêu trên, tại Phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số nội dung chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, Quốc hội Khóa XV.

Một là, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là lần đầu tiên nước ta tiến hành xây dựng quy hoạch này, chưa từng có tiền lệ, do đó đây là việc rất mới và rất khó. Định hướng cho công tác quy hoạch này đã được Trung ương cho ý kiến, thông qua định hướng chung tại Hội nghị lần thứ 6 vào tháng 4 năm nay. Trên cơ sở đó, Chính phủ cụ thể hóa thành Quy hoạch tổng thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét, chuẩn bị nội dung này để trình Quốc hội xem xét và quyết định. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành kế hoạch thẩm tra quy hoạch này theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế. Đây là nội dung đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng và rất công phu. 

Theo quy định của Luật Quy hoạch, Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất, chi phối các quy hoạch quốc gia khác như Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch vùng, quy hoạch của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều phải dựa trên quy hoạch cấp cao nhất này. Theo Nghị quyết giám sát tối cao của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch thì Quy hoạch tổng thể quốc gia phải được phê duyệt vào cuối năm nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu không thể chậm trễ trong việc trình Quốc hội xem xét, thông qua Quy hoạch này. Nếu chuẩn bị kịp, chuẩn bị kỹ, Quốc hội có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch này vào đầu tháng 1.2023. Đây cũng là căn cứ để Quốc hội rà soát lại các quy hoạch khác.

Hai là, cho ý kiến về Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Từ sau Kỳ họp thứ Tư đến nay, Ủy ban Xã hội, Bộ Y tế, các cơ quan, tổ chức hữu quan của cả Chính phủ và Quốc hội đã rất nỗ lực trong việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã chủ trì cuộc làm việc với cả cơ quan trình và cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự luật này. “Chúng ta xem xét cho ý kiến xem đã đủ điều kiện để trình vào kỳ họp bất thường để xem xét quyết định chưa? Nếu trình được sớm thì chúng ta có thêm thời gian khoảng nửa năm, sớm hơn so với dự kiến vào tháng 5 năm sau để ban hành các nghị định, các văn bản hướng dẫn”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Qua tổng hợp dư luận xã hội về dự án Luật này, Chủ tịch Quốc hội cho biết cũng còn rất nhiều vấn đề như: giải quyết thế nào mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong vấn đề xã hội hóa, vấn đề tài chính, vấn đề tự chủ của cơ sở khám, chữa bệnh; vai trò quản lý nhà nước ở đây như thế nào; giải quyết thế nào mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước với vai trò của các tổ chức nghề nghiệp; cấp phép như thế nào, gia hạn phép như thế nào để vừa bảo đảm được chất lượng của đội ngũ hành nghề khám, chữa bệnh, vừa phát huy được vai trò của các tổ chức nghề nghiệp…

Khẳng định lại quan điểm không chạy theo tiến độ, dù tiến độ là rất quan trọng, rất cấp bách, nhưng Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội dốc sức tổng hợp, lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. "Không phải chúng ta thông qua bằng được tại kỳ họp bất thường. Trách nhiệm của chúng ta rất lớn nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng”, Chủ tịch Quốc hội nói. 

Ba là, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30/2021 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khoá XV và đề xuất thêm một số cơ chế, chính sách về y tế. Vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một lần và đã có văn bản thông báo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá toàn diện, nhất là khoản 3 tại Nghị quyết 30 về những cơ chế đặc thù, đặc cách và đặc biệt đối với phòng, chống dịch Covid-19 và vấn đề y tế trong điều kiện phòng, chống dịch.

Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về một số vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định liên quan đến tài chính, ngân sách, bao gồm một số nội dung: việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và hải quan; việc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước, nguồn viện trợ không hoàn lại của Nhà nước năm 2021; xử lý các vướng mắc và bất cập tại một số trạm thu phí, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT và một số nội dung khác cần trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Hai (nếu có).

Với tính chất quan trọng của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, phát biểu trách nhiệm. Các cơ quan hữu quan bố trí thời gian họp đầy đủ để bảo đảm chất lượng phiên họp, trên tinh thần “hết sức khẩn trương nhưng phải kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng". 

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.