Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Bám sát Nghị quyết số 18 của Trung ương để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại cuộc làm việc chiều nay về tiến độ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phải tiếp tục bám sát, quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, sâu sắc các quan điểm trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, đồng thời bám sát các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự luật quan trọng này.  

Chiều 2.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế về Công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Lê Quang Mạnh; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Quy định rõ trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định tại Điều 17, Điều 49 và bổ sung điểm m khoản 3 Điều 79 để bảo đảm tính rõ ràng, khả thi của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉnh sửa quy định tại Điều 67 về kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, bổ sung khoản 3a tại Điều 67 và trong thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát thu hẹp nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, các quy định có liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc như đại biểu Quốc hội đã phản ánh.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi điểm e và điểm g khoản 3 Điều 79 theo hướng quy định cụ thể các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thay vì dẫn chiếu sang Điều 112 và Điều 126 dự thảo Luật. Đối với thu hồi đất thực hiện dự án kết nối hạ tầng vùng phụ cận dự án điểm kết nối giao thông và tuyến giao thông, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo Chính phủ, thời gian tới khẩn trương xây dựng đồng bộ các quy định pháp luật để hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ cho việc triển khai dự án loại này trên thực tế.  

Dự luật cũng bỏ quy định tại khoản 5 Điều 122 về xác định thứ tự ưu tiên đấu giá, đấu thầu, thỏa thuận. Chỉnh sửa Điều 124, Điều 125, Điều 126 và Điều 127 để quy định rõ các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo phối hợp với các Bộ có liên quan rà soát, cho ý kiến để quy định rõ về các trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Cùng với đó, cơ cấu lại, chỉnh sửa Chương VIII về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất: chỉnh sửa quy định tại Điều 111; tách và chỉnh sửa nội dung khoản 3 Điều 111 thành khoản 1 Điều 112 mới. Thiết kế mới khoản 2 Điều 112 trên cơ sở Điều 114. Bỏ Điều 112 cũ do đã quy định trực tiếp các dự án thuộc trường hợp thu hồi đất tại Điều 79. Chỉnh sửa Điều 115 theo hướng rõ ràng hơn. Có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, dự thảo Luật chưa có quy định về cơ chế lựa chọn người thuê ngắn hạn đối với đất thuộc quỹ đất chưa giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư; cân nhắc quy định theo hướng ưu tiên cho người có đất bị thu hồi như cơ chế đang áp dụng cho quỹ đất thu hồi từ việc thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Dự thảo Luật cũng chỉnh sửa quy định tại Điều 158 về nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất. Hoàn thiện quy định tại Điều 172 về đất sử dụng có thời hạn, bổ sung khoản 8 tại Điều 172. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định về căn cứ xem xét việc xác định đủ điều kiện gia hạn khi hết thời hạn sử dụng đất (ví dụ như: dự án vẫn phù hợp với quy hoạch...). Chỉnh sửa quy định tại điểm d khoản 3 Điều 79, Điều 112, Điều 124, Điều 126, Điều 190 theo hướng quy định rõ về 3 loại dự án có liên quan đến hoạt động lấn biển.

Về các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần và trả tiền hằng năm (khoản 2 và khoản 3 Điều 120), theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Cơ quan soạn thảo dự kiến tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về làm rõ quy định về việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch theo hướng khu trú áp dụng đối với “sử dụng đất thương mại dịch vụ để làm cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Luật Du lịch” như thể hiện tại dự thảo Luật.

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, định hướng được xác định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW là cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần có quy định theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh không chỉ giới hạn trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp mà cả hoạt động thương mại, dịch vụ; cho nhà đầu tư được trả tiền một lần hoặc trả tiền hằng năm tương ứng với tính chất của hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên đất, thời hạn, mục đích sử dụng đất và khả năng tài chính của nhà đầu tư, mặt khác, giúp nhà đầu tư tính toán được chi phí đầu tư, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hình thành tài sản thế chấp có giá trị, không chỉ là tài sản đầu tư trên đất mà còn là giá trị gắn với quyền sử dụng đất. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về nội dung này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nêu rõ, đến nay, dự thảo Luật còn 12 nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau như: phân loại đất; quy định về Thủ tướng Chính phủ ban hành khung chính sách về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (khoản 6 và khoản 7 Điều 17); quyền của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hằng năm được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê (khoản 2 Điều 35); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tiêu chí thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (điểm e và điểm g khoản 3 Điều 79); thu hồi đất để xây dựng công trình tôn giáo (điểm i khoản 1 và điểm i khoản 3 Điều 79); mức phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hằng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất (Điều 113); các quy định liên quan đến thu hồi đất chưa có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh (điểm d khoản 1 Điều 80; khoản 4 Điều 83); áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất (khoản 4 Điều 158); Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 138); thời điểm giao đất đối với dự án đầu tư trên đất lấn biển sử dụng vốn của nhà đầu tư (vốn ngoài ngân sách nhà nước) (điểm c khoản 6 Điều 190); việc một số nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai của các Nghị quyết của Quốc hội.

Có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất

Qua các ý kiến tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất đã chắt lọc, tiếp thu đầy đủ ý kiến của nhân dân, của đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cùng các cơ quan, tổ chức hữu quan để tiếp tục hoàn thiện và đang đi đúng hướng. Ngay sau Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, qua đó chất lượng dự thảo Luật đã tiếp tục được nâng lên một bước. 

Tuy nhiên, hiện dự thảo Luật vẫn còn một số nôi dung lớn còn có ý kiến khác nhau, cho thấy trách nhiệm của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật là rất lớn, đòi hỏi các cơ quan đều phải tiếp tục nỗ lực không ngừng nghỉ để có được dự thảo Luật tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mục tiêu đặt ra. “Không những nỗ lực mà phải nỗ lực hơn nữa, vì đây đều là những vấn đề lớn, then chốt của dự thảo Luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Khẳng định lại đây là một trong những dự luật quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo kế hoạch, dự thảo Luật sẽ được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách diễn ra vào cuối tháng 8 trước khi trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu. Thời gian không còn nhiều, do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phải tiếp tục bám sát, quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, sâu sắc các quan điểm trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; bám sát quan điểm và các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự luật quan trọng này.  

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các nội dung về đền bù, bồi thường thu hồi đất, tạo việc làm ổn định cho người dân khi thu hồi đất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đất đai, đảm bảo tính đồng bộ, tương thích với các luật đang được sửa đổi như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng... Xem xét việc bổ sung quy định về hỗ trợ người dân tiền thuê nhà trong thời gian chờ đợi được tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất. Có cơ chế hiệu quả để ngăn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện một số nội dung lớn như: thời điểm giao đất đối với dự án đầu tư trên đất lấn biển sử dụng vốn của nhà đầu tư; phát triển không gian ngầm, công trình ngầm, thị trường bất động sản cũng như vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Ý kiến bạn đọc

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10.4.2025. Ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể, sáng 9.4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez.