Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới dự Lễ khai giảng năm học mới tại Học viện Cảnh sát nhân dân

Sáng 15.9, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới đã dự Lễ khai giảng năm học mới 2022 – 2023 của Học viện Cảnh sát nhân dân. 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn đan xen, nhất là đại dịch Covid-19 đã tác động đến công tác giáo dục, đào tạo, song Học viện Cảnh sát nhân dân đã khắc phục khó khăn để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình nhiệm vụ công tác năm học và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Học viện đã tổ chức tốt công tác tuyển sinh cho các khóa học, hệ học bảo đảm nghiêm túc, đúng quy chế; chủ động tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi trong dạy học - quản lý - phục vụ; công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm, ngày càng bài bản, đi vào thực chất, có trọng tâm trọng điểm phù hợp với tình hình thực tiễn; công tác quản lý, giáo dục học viên được chú trọng, tạo chuyển biến tích cực trong rèn luyện, học tập của học viên; hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Học viện được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và ngày càng mở rộng, hình thức hợp tác được chủ động điều chỉnh với tình hình dịch Covid-19.

Đặc biệt, Học viện đã có những đóng góp quan trọng vào thành công của Bộ Công an khi cử được những sĩ quan đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc.

Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Trung tướng Trần Minh Hưởng cho biết, năm học 2022 - 2023, với phương châm hành động “Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, Học viện xác định chủ đề của năm học là “Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giáo dục, đào tạo; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Học viện Cảnh sát nhân dân", tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, tiến tới xây dựng Học viện Cảnh sát nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, bắt kịp xu thế ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ của cuộc Cách mạng 4.0 vào hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng
Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nhấn mạnh, cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng công an nhân dân trong hơn 77 năm qua, công tác giáo dục, đào tạo trong công an nhân dân đã có những bước phát triển nhanh chóng, phù hợp với tiến trình đổi mới chung của nền giáo dục quốc dân, từng bước hội nhập, tiệm cận với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt yêu cầu, đòi hỏi của công tác công an trong tình hình mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới dự Lễ khai giảng năm học mới tại Học viện Cảnh sát nhân dân
Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân Trần Minh Hưởng phát biểu khai mạc

Trong thành tựu chung của giáo dục, đào tạo quốc dân và giáo dục, đào tạo ngành Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, có sự đóng góp rất quan trọng của Học viện Cảnh sát nhân dân - cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, công tác giáo dục, đào tạo của Học viện đã có sự đổi mới, phát triển trên nhiều mặt, từng bước bắt kịp xu thế giáo dục của thời đại và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Với đội ngũ cán bộ tri thức đông đảo hiện nay gồm: 3 Giáo sư, 38 Phó Giáo sư, gần 200 Tiến sĩ và 500 Thạc sĩ, Học viện là một trong những đơn vị đi đầu trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của lực lượng CAND, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn chiến đấu.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của Học viện; đồng thời đề nghị, Học viện cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xác định đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện mục tiêu xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 12 ngày 16.3.2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng Đảng bộ Học viện thật sự trong sạch, vững mạnh; nêu cao vai trò lãnh đạo, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, phấn đấu đưa Học viện CSND sớm trở thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới đánh trống khai giảng năm học 2022 - 2023 của Trường Học viện Cảnh sát nhân dân
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới đánh trống khai giảng năm học 2022 - 2023 của Trường Học viện Cảnh sát nhân dân

Cùng với đó, Học viện cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có tính kế thừa và phát triển; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực của người học, lấy người học làm trung tâm, “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”…

Chú trọng tổng kết thực tiễn, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học gắn với công tác đào tạo, phát huy khả năng tư duy sáng tạo và năng lực ứng dụng thực tiễn cho học viên, để học viên có thể đáp ứng ngay yêu cầu công tác sau khi tốt nghiệp ra trường. Chú ý mở rộng hướng nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh trong các mặt công tác công an, những vấn đề đặt ra tác động, liên quan đến tình hình trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt tại địa bàn cơ sở.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới trao Huân chương Quân công hạng Ba của Chủ tịch Nước cho Học viện Cảnh sát nhân dân
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới trao Huân chương Quân công hạng Ba của Chủ tịch Nước cho Học viện Cảnh sát nhân dân

Với truyền thống của đơn vị hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và những kết quả nổi bật trong năm học vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh tin tưởng, thầy và trò Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022- 2023, thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Học viện. 

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.