Chủ động phối hợp, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, những năm qua, Viện Kiểm sát quân sự (VKSQS) Quân khu 5 thường xuyên tổ chức tuyên tuyền với nhiều hình thức phong phú đến các đơn vị quân sự đóng quân trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên, giúp các cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước.

Chú trọng làm tốt công tác tham mưu

Theo Đại tá Trương Đức Anh, Viện trưởng VKSQS Quân khu 5, lãnh đạo VKSQS luôn xác định, thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Đồng thời, bảo đảm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, góp phần tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang trên địa bàn.

Chủ động phối hợp, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Sư đoàn 2, Quân khu 5. Ảnh: Phan Tấn Bông

Là thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quân khu, Viện KSQS Quân khu 5 đã chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, chọn lọc chuyên đề phù hợp với đặc điểm thực tiễn từng cơ quan, đơn vị và tâm lý từng đối tượng. Trong đó, chú trọng địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi quân nhân, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn, ít có điều kiện tiếp cận thông tin cũng như các quy định mới của pháp luật.

Ngay từ đầu năm, đơn vị xây dựng kế hoạch biên soạn 5 chuyên đề theo quy định và bổ sung các chuyên đề giới thiệu về Bộ luật Hình sự, thông báo tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn gửi đến cấp cơ sở, phục vụ cho cán bộ, chỉ huy sử dụng; lồng ghép giáo dục pháp luật vào các buổi sinh hoạt tại đơn vị. Đồng thời, kiện toàn và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, triển khai tốt mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Từ đầu năm đến nay, VKSQS Quân khu 5 đã tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật được 119 giờ với 20.172 lượt người nghe, tại các cơ quan, đơn vị như Cục Chính trị Quân khu 5; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Nông; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk; Sư đoàn 305, 315; Lữ đoàn 575... với các chuyên đề: Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; tội xâm phạm sở hữu; tội xâm phạm an toàn giao thông; tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân và trách nhiệm của Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu… Hay các loại tội phạm xảy ra do tác hại của bia rượu và một số hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Bộ luật Hình sự như "hành hung đồng đội"; "cưỡng đoạt tài sản"; "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự"...

Tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa

Theo Đại tá Trương Đức Anh, Viện trưởng Viện KSQS Quân khu 5, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, cùng với các cơ quan tư pháp Quân khu, Viện đã thành lập Tổ pháp luật thông báo tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật trên địa bàn và giới thiệu các chuyên đề cho hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên Sư đoàn 315, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 2...

Chủ động phối hợp, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Phối hợp tổ chức thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức Rung chuông vàng tại Bộ CHQS thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Hồ Viết Hồng

Các Viện khu vực cũng phối hợp với các đơn vị cơ sở tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, phát hành video clip, hình ảnh trực quan về "Tác hại của rượu, bia"; "chấp hành pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân"; "nêu cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng gian, bảo mật, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an toàn đơn vị" và tham gia cuộc thi "Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy"; "Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023"…

Trong quá trình thực hiện, đơn vị cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, địa phương thu thập, bổ sung tủ sách pháp luật, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, tìm hiểu pháp luật ở cơ sở. Phối hợp với Tòa án quân sự Quân khu tổ chức 11 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án. Đây là kênh tuyên truyền, giáo dục hữu hiệu nhất, trực quan nhất, có tác động mạnh mẽ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động và Nhân dân...

Bằng những hoạt động thực tiễn, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tăng cường tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được các cấp VKSQS Quân khu 5 duy trì và thực hiện hiệu quả, đạt chất lượng cao; góp phần cùng với các cơ quan, đơn vị và hệ thống chính trị nâng cao nhận thức, lan tỏa tinh thần "Thượng tôn pháp luật" cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ và người dân khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.