Chủ động nguồn lực cho công tác phòng thủ dân sự

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Nên có Quỹ phòng thủ dân sự để giải quyết và đáp ứng ngay những tình huống khẩn cấp.

Trước những ý kiến khác nhau về việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự trong dự án Luật Phòng thủ dân sự; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn chứng về thảm họa động đất vừa xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Thượng tướng cho rằng, một thảm họa lớn như vậy, nếu không có sẵn nguồn lực thì rất khó có thể giải quyết và đáp ứng được ngay. Do vậy, nên thành lập Quỹ phòng thủ dân sự và xây dựng quy chế sử dụng minh bạch.

Kịp thời và cấp thiết

Trình bày báo cáo về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, về vấn đề Quỹ Phòng thủ dân sự, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình, vì cho rằng, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, xử lý những vấn đề quan trọng tầm quốc gia liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Quỹ thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc; được sử dụng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) không đáp ứng kịp thời, trong khi yêu cầu tài chính, nguồn lực khi có sự cố, thảm họa xảy ra là rất lớn, cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng của sự cố, thảm họa; hiện nay có nhiều dạng sự cố hiện không có nguồn quỹ để sử dụng khi xảy ra.

Chủ động nguồn lực cho công tác phòng thủ dân sự -0
Chủ động nguồn lực cho công tác phòng thủ dân sự. Nguồn: ITN

Loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định này với lý do hàng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí gồm cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh.Theo loại ý kiến này, nhiệm vụ chi của Quỹ Phòng thủ dân sự trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của NSNN.

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, nên có Quỹ phòng thủ dân sự để có sẵn nguồn lực dự phòng cho công tác hỗ trợ khi xảy ra thiên tai, địch họa, phục hồi kinh tế sau sự cố, thảm họa. Việc phục hồi cần thu hút nguồn lực rộng lớn, Luật cần có quy định chặt chẽ, khả thi để bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng thống nhất cần lập Quỹ phòng thủ dân sự và cho rằng, nguồn vốn căn bản cho Quỹ cần ưu tiên trong 10% ngân sách dự phòng của các địa phương. Nếu được, nên Luật hóa quy định này trong dự thảo.

Cũng về nội dung này, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, nhu cầu thực tế cho thấy cần thiết phải có Quỹ này. Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị, cần thiết kế phương án để kết hợp các nội dung của phương án 1, phương án 2 trong báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, để đưa ra quy định phù hợp, bảo đảm Quỹ này huy động được, quản lý và sử dụng một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

Cần được thành lập ngay từ đầu

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, việc thành lập Quỹ này là cần thiết, phù hợp với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định rõ quan điểm: “Phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, cách ngành, các lực lượng và toàn dân để phòng ngừa chủ động, ứng phó, kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế”. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa và ưu tiên các nguồn lực để phòng, chống; khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai và dịch bệnh.

Chủ động nguồn lực cho công tác phòng thủ dân sự -0
Chủ động nguồn lực cho công tác phòng thủ dân sự. Nguồn: ITN

Mặt khác, thực tiễn cũng chỉ ra rằng, công tác đầu tư ngân sách, bảo đảm vật chất, trang bị, phương tiện, vật tư cho phòng thủ dân sự còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số địa phương chưa gắn kết chặt chẽ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế với nâng cao năng lực phòng thủ dân sự cho địa phương mình. Phải khẳng định rằng, công tác chuẩn bị, ứng phó với thảm họa, nguy cơ là thường xuyên và lâu dài; công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa do sự cố, thiên tai là thường xuyên và cấp bách và kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm cả nhiệm vụ phòng ngừa; ứng phó; khắc phục hậu quả. Do đó việc thành lập quỹ bảo đảm hoạt động xuyên suốt của phòng thủ dân sự là vô cùng cần thiết.

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi đã xảy ra sự cố, thảm họa thì hậu quả rất lớn. Do đó, nếu có sẵn một nguồn lực trong tay thì khi sự cố, thảm họa xảy ra, chúng ta có ngay nguồn lực đó để sử dụng, từ đó sẽ giải quyết được những vấn đề cấp thiết. Đồng thời, trong quá trình xử lý thảm họa sự cố vẫn tiếp tục huy động tiếp các nguồn lực từ bên ngoài, vì vậy, có thể thiết kế tích hợp thêm một số ý của phương án 2 vào phương án 1.

Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích

Một trong những băn khoăn được đặt ra là nếu có Quỹ việc điều tiết từ các quỹ khác sang Quỹ phòng thủ dân sự sẽ được thực hiện như thế nào, cho những lĩnh vực gì và ai là người có thẩm quyền điều tiết cần phải có quy định cụ thể. Bên cạnh đó, cần quy định chi tiết gồm nguồn thu, thời gian thu, mức độ đóng góp của từng đối tượng, điều kiện, đối tượng chi, khoản chi… để bảo đảm tính chặt chẽ trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ.

Có thể nói, quỹ Phòng thủ dân sự là loại quỹ được tạo nên từ nguồn xã hội hóa; là một nguồn lực bổ sung quan trọng góp phần tăng sức mạnh tổng hợp cùng với nguồn lực con người, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động phòng thủ dân sự. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ cũng được chỉ rõ là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch; hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

Mục đích của Quỹ là nhằm hỗ trợ hoạt động, ưu tiên trực tiếp hỗ trợ kịp thời cho người dân khi gặp thiên tai, sự cố, dịch bệnh, gồm cứu trợ khẩn cấp cho người dân về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác. Cùng với đó là hỗ trợ người dân tu sửa cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, không thể thiếu nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực thực hiện phòng thủ dân sự cho đội ngũ cán bộ các cấp theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, ngành; chú trọng đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng yêu cầu tại chỗ trong phòng, chống thiên tai, thảm họa.

Quy định về mục đích sử dụng của Quỹ đã rõ ràng, minh bạch, tránh sử dụng không đúng mục đích; đồng thời đây này là căn cứ pháp lý để kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm trong các hoạt động chi tiêu tài chính của Quỹ.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.