Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Sáng 20.6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), với 466/472 đại biểu Quốc hội Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, bằng 94,33% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tạo điều kiện thuận lợi cho đăng ký tổ hợp tác

Trước đó, trình bày Báo cáo Tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) gồm 12 chương với 115 điều. Luật Hợp tác xã (sửa đổi) quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Về áp dụng Luật Hợp tác xã và các luật khác, Luật Hợp tác xã quy định, trường hợp luật khác có quy định đặc thù về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì áp dụng theo quy định của luật đó.

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo. Ảnh: Hồ Long

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, về nội dung tổ hợp tác, dự thảo Luật đã được nghiên cứu tiếp thu và chỉnh lý tại khoản 2 Điều 107 quy định về việc đăng ký tổ hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác phát triển theo chủ trương tại Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Cụ thể, thành lập tổ hợp tác trên tinh thần tự nguyện thành lập nhưng cũng cần có sự quản lý thống nhất của Nhà nước và đưa các chính sách của Nhà nước đến với tổ hợp tác. Tổ hợp tác khi có góp vốn và hợp đồng hợp tác không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc tổ hợp tác đề nghị thụ hưởng chính sách của Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh; khuyến khích tổ hợp tác khác đăng ký.

Đối với quy định về thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tại khoản 8 Điều 4 của Luật Hợp tác xã (sửa đổi) quy định liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 3 hợp tác xã là thành viên chính thức tự nguyện thành lập là phù hợp với quy định về vốn góp tối đa của mỗi thành viên liên hiệp hợp tác xã không quá 40% vốn điều lệ; trường hợp quy định liên hiệp hợp tác xã chỉ có 2 thành viên thì theo quy định chỉ góp tối đa được 80% vốn điều lệ, không bảo đảm góp đủ 100% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và bổ sung các quy định về điều kiện tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, điều kiện đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, điều kiện về sáng lập viên, điều kiện về số lượng thành viên, điều kiện về phần vốn góp tối đa tại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) -0
Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng. Ảnh: Hồ Long

Không quy định chuyển nhượng vốn góp thành viên hợp tác xã

Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là nội dung có ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở kết quả Phiếu xin ý kiến, dự thảo Luật đã được tiếp thu và hoàn thiện theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, bỏ quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại Điều 79 và một số điều khoản liên quan nhằm bảo đảm phản ảnh đúng bản chất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là đối nhân, không phải đối vốn như doanh nghiệp. Đồng thời, tránh hiện tượng mua, bán phần vốn góp tương tự như công ty cổ phần, công ty TNHH, “doanh nghiệp hóa hợp tác xã”, thao túng, chi phối của một số cá nhân, tổ chức đối với hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đặc biệt là đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã được Nhà nước hỗ trợ nhiều nguồn lực.

Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) -0
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp, tại Điều 81 và Điều 82 của Luật Hợp tác xã (sửa đổi) quy định về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và giao Chính phủ quy định điều kiện để hợp tác xã, liên minh hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, điều kiện góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp theo chủ trương tại Nghị quyết số 20-NQ/TW. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 81 quy định trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập doanh nghiệp thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; Hợp đồng, giao dịch giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp được thành lập phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập. Tại khoản 2 Điều 82 quy định trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria
Sự kiện nổi bật

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28.11.2024. Nhân dịp này, hai bên cũng đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Sáng 25.11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Rumen Radev đã dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Sau khi kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11).

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Từ ngày 21 - 24.11.2024, theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.