Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11).

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong những ngày qua, các cơ quan báo chí, truyền thông sở tại như Thông tấn xã Campuchia (AKP), Kampuchea Thmey, Khmer Times... liên tục cập nhật nhiều chủ đề thông tin, hình ảnh về các hoạt động diễn ra trong 4 ngày (từ 21-24.11) của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tại địa bàn, cùng nhiều nhận định bình luận đánh giá cao mối quan hệ đoàn kết, láng giềng, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Thông tấn xã Campuchia (AKP) ngày 21.11.2024 đưa tin “Chủ tịch Quốc hội Campuchia khánh thành tòa nhà hành chính mới” (ảnh chụp màn hình), trong đó dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ 25 triệu USD xây dựng tòa nhà hành chính mới cho Quốc hội và nhân dân Campuchia. Ảnh: TTXVN phát
Thông tấn xã Campuchia (AKP) ngày 21.11.2024 đưa tin “Chủ tịch Quốc hội Campuchia khánh thành tòa nhà hành chính mới” (ảnh chụp màn hình), trong đó dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ 25 triệu USD xây dựng tòa nhà hành chính mới cho Quốc hội và nhân dân Campuchia. Ảnh: TTXVN phát

Bên cạnh các hoạt động chính của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn như dự lễ khánh thành công trình tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary; hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Samdech Thipedei Hun Manet... truyền thông địa phương còn quan tâm cập nhật thông tin về các hoạt động khác của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam như tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11), tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An, gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin...

Trong số gần 30 hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm, sự kiện khánh thành tòa nhà hành chính mới của Quốc hội Campuchia vào chiều ngày 21.11 ở thủ đô Phnom Penh thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông địa phương. Đưa tin về sự kiện, hãng thông tấn quốc gia AKP dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ 25 triệu USD để xây dựng tòa nhà hành chính mới cho Quốc hội và nhân dân Campuchia.

Đề cao sự hỗ trợ quý báu của Việt Nam như một biểu tượng của tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai quốc gia, bà Khuon Sudary nêu rõ: "Tòa nhà khang trang đang được khánh thành và chính thức đưa vào sử sử dụng này đã bổ khuyết, đáp ứng được nhu cầu thực tế của Quốc hội Campuchia, đặc biệt góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách quản trị để trở thành Quốc hội số, cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức trong Ban Thư ký Quốc hội, nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc phục vụ hoạt động của lãnh đạo của Quốc hội và các thành viên Quốc hội, những đại diện của bà con cử tri".

Trang chủ của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ngày 23.11.2024 đăng bài viết với tiêu đề “Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tin tưởng Campuchia sẽ phát triển mạnh mẽ” (ảnh chụp màn hình), trong đó đưa nội dung về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet. Ảnh: TTXVN phát
Trang chủ của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ngày 23.11.2024 đăng bài viết với tiêu đề “Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tin tưởng Campuchia sẽ phát triển mạnh mẽ” (ảnh chụp màn hình), trong đó đưa nội dung về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet. Ảnh: TTXVN phát

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng công trình tòa nhà hành chính mới của Quốc hội Campuchia, quà tặng của nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Campuchia, sẽ trở thành biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác truyền thống bền vững giữa hai đất nước; đồng thời bày tỏ kỳ vọng công trình tòa nhà mới với hệ thống trang thiết bị hiện đại này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc phục vụ lợi ích của người dân Campuchia. Ông nhấn nhấn mạnh từ trước đến nay, Việt Nam và Campuchia luôn chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

AKP cho biết công trình tòa nhà hành chính mới do Việt Nam tài trợ được xây dựng với kinh phí 25 triệu USD, có quy mô cao 12 tầng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Khmer. Công trình mới sẽ phục vụ các hoạt động hành chính của Quốc hội như công tác văn phòng các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội, hội trường, cũng như phòng làm việc của các đơn vị trực thuộc Ban Thư ký Quốc hội Campuchia.

Bài viết trên trang chủ của AKP nêu rõ: "Nhân dịp khánh thành tòa nhà hành chính mới, Chủ tịch Quốc hội Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary và Ngài Trần Thanh Mẫn cam kết tích cực tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa Quốc hội hai nước trong khuôn khổ song phương và đa phương, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước".

Trong một bài viết khác với tiêu đề "Chủ tịch Quốc hội Việt Nam có chuyến thăm 4 ngày tới Campuchia khi Campuchia đăng cai tổ chức hội nghị ICAPP và IPTP", AKP đánh giá chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn không chỉ nhằm tăng cường quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", mà còn thúc đẩy quan hệ đa phương, tăng cường các cơ chế nghị viện thông qua ngoại giao nghị viện nhằm bảo đảm bảo vệ hòa bình và ổn định xã hội cho nhân dân khu vực và thế giới với Campuchia, quốc gia đăng cai tổ chức các diễn đàn quốc tế quan trọng trong dịp này.

Trong khi đó, báo Khmer Times đăng tải bài viết với tiêu đề "Tình hữu nghị bền vững, lâu dài" đánh giá chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh dấu một cột mốc mới trong việc tăng cường hợp tác nghị viện song phương và thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc giữa hai quốc gia láng giềng.

Nhật báo Kampuchea Thmey ngày 23.11.2024 đưa tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An. Ảnh: TTXVN phát
Nhật báo Kampuchea Thmey ngày 23.11.2024 đưa tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An. Ảnh: TTXVN phát

Trong một bài viết khác trên Khmer Timer với tiêu đề "Tầm cao mới trong quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa Campuchia và Việt Nam", nhà nghiên cứu Uch Leang, quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông thuộc Viện Quan hệ quốc tế Campuchia, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) đã có những phân tích, đánh giá tích cực về chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dưới góc độ hợp tác kinh tế và thương mại.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích tốc độ tăng trưởng thương mại mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ qua và dư địa, cơ hội đầu tư lớn giữa hai quốc gia láng giềng ở thời điểm hiện nay, nhà nghiên cứu thuộc RAC bày tỏ kỳ vọng: "Campuchia và Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước thúc đẩy đầu tư, kinh doanh. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng tích cực tham mưu, đề xuất Chính phủ hai nước triển khai các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, thương mại, tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, đầu tư dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nền kinh tế Campuchia và Việt Nam".

Theo dòng sự kiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.