Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Sáng 24.4, tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023" đã có cuộc làm việc với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa.

Tham dự có các thành viên Tổ công tác của Đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Thanh Hóa; Ban Thường vụ huyện ủy Hoằng Hóa; đại diện lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện...

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu - đại diện Tổ công tác của Đoàn giám sát nêu rõ, Nghị quyết số 19 -NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã đặt ra nhiều mục tiêu về sắp xếp tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh xã hội hóa…

Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong Nghị quyết 19 -NQ/TW cũng đã nêu ra các giải pháp rất cụ thể về hợp nhất trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư… cấp huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện.

Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương trên cả nước, việc thực hiện chủ trương này trong thời gian qua còn đặt ra những vấn đề về thể chế, như pháp luật hiện hành có những quy định chưa phù hợp với chủ trương nêu trong Nghị quyết 19 - NQ/TW.

Nêu vấn đề này, đại diện Tổ công tác của Đoàn giám sát đề nghị, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa báo cáo kết quả triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị; đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc về chính sách, pháp luật để Đoàn giám sát tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát có đề xuất giải nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, Giám đốc Trung tâm Đinh Xuân Ánh cho biết, Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 26.7.2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất Trạm Bảo vệ thực vật thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, Trạm Thú y thuộc Chi cục Thú y Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông thuộc UBND huyện Hoằng Hóa. Sau khi sáp nhập, đơn vị chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa; số lượng người làm việc của Trung tâm được chuyển giao, tiếp nhận, sử dụng nguyên trạng theo biên chế được giao năm 2019 của ba Trạm trên. 

Về thuận lợi trong hoạt động, đại diện lãnh đạo Trung tâm cho biết, được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp lý quy định, giao quyền tự chủ cho đơn vị; sự phối hợp tốt và hướng dẫn kịp thời của các cơ quan chức năng theo các nhiệm vụ được giao; cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm thực tiễn, cán bộ, viên chức đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao. Trung tâm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; quảng bá nông sản, hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ nông sản; tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; khống chế tốt các dịch bệnh; dự báo sớm sâu bệnh trên cây trồng, có biện pháp hướng dẫn kịp thời không để sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây trồng…

Nêu một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, đại diện Trung tâm cho biết, với địa bàn hoạt động, lĩnh vực quản lý rộng, số lượng cán bộ ít gây khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát của đơn vị. Việc thực hiện cơ chế tự chủ một phần chi thường xuyên theo lộ trình quy định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức chưa khả thi. Việc tách bạch giữa thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn khó khăn…

Tại cuộc làm việc, các thành viên Tổ công tác đã trao đổi, làm rõ những vấn đề trong thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị, trong đó có những vấn đề về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động của Trung tâm…

Đại diện lãnh đạo huyện và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa đã nêu một số đề xuất, kiến nghị, giải pháp cụ thể về thể chế với Tổ công tác, nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, như: cần có cơ chế, chính sách về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp cận vốn tín dụng phù hợp...

Kết luận cuộc làm việc, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu cho biết, Tổ công tác sẽ tiếp thu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị của lãnh đạo huyện và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, để tổng hợp vào báo cáo của Đoàn giám sát.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.