Chìa khóa để tăng cường hợp tác với các quốc gia trong lĩnh vực tương trợ tư pháp

Một đạo luật hiệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của Công ước La Hay và việc thực thi pháp luật mạnh mẽ là chìa khóa để tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp. Đây là nhận định đưa ra tại Diễn đàn pháp luật ASEAN năm 2022 với chủ đề Kinh nghiệm quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại trong khuôn khổ Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế”, do Bộ Tư pháp tổ chức.

Chỉcó 5/10 nước là thành viên

Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) là một tổ chức quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, có mục tiêu hài hòa hóa các hệ thống pháp luật khác nhau, phát triển và cung cấp các văn kiện pháp lý quốc tế đáp ứng các nhu cầu của thế giới. Ngày 10.4.2013, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của HCCH.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, đến nay mới chỉ có 5/10 nước ASEAN là thành viên của HCCH, việc tham gia các Công ước của HCCH của các nước ASEAN vẫn còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào một số Công ước như Công ước La Hay năm 1961 về miễn hợp pháp hóa giấy tờ công nước ngoài; Công ước La Hay 1993 bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (Công ước nuôi con nuôi); Công ước La-hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế (Công ước bắt cóc trẻ em); Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt); Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ).

Diễn đàn pháp luật ASEAN 2022:  Đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và quốc tế -0
Thúc đẩy hợp tác tư pháp trong khối ASEAN

Đặc biệt, trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, Công ước tống đạt và Công ước thu thập chứng cứ được coi là một cặp công cụ pháp lý đồng hành hỗ trợ cho việc hợp tác giải quyết các vụ việc dân sự xuyên biên giới. Mặc dù vậy, hiện nay mới chỉ có Philippines và Việt Nam là thành viên của Công ước tống đạt; Singapore và Việt Nam là thành viên của Công ước thu thập chứng cứ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho hay, trong bức tranh chung các nước ASEAN thì Việt Nam là quốc gia đã chủ động, tích cực nghiên cứu các cơ chế, khuôn khổ quốc tế khác nhau về tư pháp quốc tế như UNCITRAL, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, UNIDROIT, IDLO… và các Điều ước quốc tế khác về tư pháp quốc tế. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế năm 2013, Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế năm 2012, Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại năm 2016, Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 2020. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã ký kết 18 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại song phương với các nước, trong đó Hiệp định mới nhất là với Thái Lan vừa ký kết ngày 16.11.2022.

Diễn đàn pháp luật ASEAN 2022:  Đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và quốc tế -0
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc

Cùngnhau hợp tác, giải quyết

Trước thực tế quan hệ giao lưu dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình trong cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển kéo theo việc gia tăng các tranh chấp tại cơ quan tài phán đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý quốc tế hỗ trợ cơ quan tài phán giải quyết. Thay vì việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương với từng nước hoặc xây dựng Hiệp định mẫu khu vực về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì việc gia nhập các Công ước của HCCH sẽ tạo điều kiện cho một quốc gia được tham gia “sân chơi” chung của thế giới với tiêu chuẩn quốc tế, giải quyết hiệu quả các tranh chấp dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.

Diễn đàn pháp luật ASEAN năm 2022 là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai Sáng kiến “Tăng cường tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa các quốc gia thành viên” trong ASEAN, có sự phối hợp của Ban thư ký ASEAN, Ban thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế với sự hỗ trợ của Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam - EU Justice and Legal Empowerment (EU JULE) .

Thực tế tại Việt Nam, sau khi gia nhập Công ước tống đạt, số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng, kết quả đạt được tương đối cao (khoảng 75,1% đối với yêu cầu của nước ngoài đến Việt Nam, khoảng 77,99% đối với yêu cầu của Việt Nam đi nước ngoài). Tuy nhiên, trong phạm vi các quốc gia Đông Nam Á, việc trao đổi các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự hoặc thương mại của Việt Nam còn hạn chế do mức độ tham gia của các nước ASEAN vào HCCH không cao.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự liên kết, hội nhập trong nội khối ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài không ngừng được tăng cường và mở rộng, đem lại sự gia tăng các vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài phát sinh đòi hỏi các quốc gia cùng hợp tác giải quyết. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước ASEAN đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác tư pháp quốc tế thông qua việc ký kết, thực hiện các Điều ước quốc tế song phương và gần đây là tham gia các tổ chức quốc tế và Điều ước quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, cũng như là những nỗ lực sửa đổi pháp luật trong nước về tư pháp quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của quốc gia mình.

Diễn đàn pháp luật ASEAN 2022:  Đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và quốc tế -0
Trưởng đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi

Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi khẳng định, nhu cầu đổi mới và số hóa các dịch vụ tương trợ tư pháp thậm chí còn cấp bách hơn đối với các tranh chấp thương mại trong thời đại thương mại điện tử toàn cầu hóa ngày càng phát triển như hiện nay. Việc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cung cấp chứng cứ pháp lý phù hợp cho tòa án của quốc gia khác sẽ đảm bảo công lý kịp thời cho các bên tranh chấp trong các tranh chấp thương mại xuyên biên giới. Việt Nam và khu vực ASEAN cần tận dụng cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kỷ nguyên số lấy người dân làm trung tâm và toàn diện.

Khi các thành viên ASEAN hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế, việc cải thiện hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp trong các vấn đề dân sự và thương mại sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người dân ASEAN. Một đạo luật hiệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của Công ước La Hay và việc thực thi pháp luật mạnh mẽ là chìa khóa để tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp. Đổi lại, điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích của công dân và doanh nghiệp ASEAN, bất kể họ ở đâu, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất, bà Ramla Khalidi khẳng định. 

Tin tức

Bảo đảm thực chất trong đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Bảo đảm thực chất trong đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Phòng Tư pháp huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện quyết định; đồng thời, phòng ban hành công văn hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của xã, thị trấn.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên pháp luật
Tin tức

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên pháp luật

Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật. Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nguyễn Thị Thược dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Đắk Nông
Tin tức

Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Đắk Nông

Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Tư pháp năm 2024, mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật" tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Hải đoàn Biên phòng 18 tuyên truyền chống khai thác IUU
Tin tức

Hải đoàn Biên phòng 18 tuyên truyền chống khai thác IUU

Biên đội III/24 Hải đoàn Biên phòng 18 vừa tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân trên vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dưới nhiều hình thức thích hợp với địa bàn, từng đối tượng cụ thể; nhằm tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân về ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước; đặc biệt là chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Tin tức

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Tọa đàm nắm bắt tình hình thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" ban hành tại Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp Ngô Quỳnh Hoa chủ trì, điều hành buổi làm việc.

Tử hình kẻ sát hại Thượng uý công an ở Hà Tĩnh
Tin tức

Tử hình kẻ sát hại Thượng uý công an ở Hà Tĩnh

Bị phát hiện mua bán chất trái phép ma túy, Trần Trọng Gia Bảo đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người Thượng úy Trần Trung Hiếu, công tác tại Công an xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Do vết thương quá nặng, Thượng úy Hiếu đã hy sinh.

Mới ra tù, giả danh cán bộ để lừa đảo chạy án chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng
Tin tức

Mới ra tù, giả danh cán bộ để lừa đảo chạy án chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng

Theo kế hoạch, khi có người muốn xin chạy án, chạy tại ngoại... Tâm sẽ đến gặp người thân của các bị can, bị cáo này để nói chuyện. Tâm xưng có mối quan hệ thân quen với người tên Hải (tức là đối tượng Trần Hải) đang làm việc tại cơ quan tố tụng có thể xin tại ngoại và giảm án cho các bị can, bị cáo.

Cảnh báo lừa đảo gia tăng dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9
Tin tức

Cảnh báo lừa đảo gia tăng dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

Thời gian qua, các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo hiện tượng lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, lợi dụng dịp lễ Quốc khánh 2.9 sắp tới các đối tượng sẽ gia tăng hoạt động lừa đảo như giả mạo nhân viên khách sạn, dụ dỗ nạn nhân đặt phòng để chiếm đoạt tiền hay mạo danh các shop tặng quà tri ân khách hàng đánh vào lòng tham của nhiều người, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển 5.000 viên ma túy
Tin tức

Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển 5.000 viên ma túy

Ngày 18.8, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị đã đấu tranh thành công Chuyên án bí số 1996T về mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý từ Lào về Việt Nam.