Chăm sóc sức khỏe cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí - cần giải pháp thiết thực

Các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí hiện đang rất thiếu về số lượng, trang thiết bị phục hồi chức năng. Mạng lưới cán bộ công tác xã hội chưa hình thành nên hiệu quả công tác chăm sóc và phục hồi chức năng tại trung tâm, gia đình và cộng đồng còn thấp... Trước thực tế này, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, PGS. TS. Trần Trọng Hải cho rằng, để phát hiện sớm, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cũng như tạo môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí rất cần những giải pháp thiết thực cụ thể.

Trẻ tự kỷ, người tâm tâm thần, nhiễu tâm trí ngày càng tăng

- Vấn đề trẻ tự kỷ, người bị tâm thần, người bị nhiễu tâm trí hiện không còn chỉ là mối lo của gia đình, mà trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Xin ông chia sẻ thêm về thực trạng này?

- Hiện nay, một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm là việc số lượng trẻ tự kỷ, người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí ngày càng gia tăng. Theo số liệu  gần đây của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số), trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Thực tế, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng tăng theo từng năm. Đặc biệt, không chỉ riêng trẻ em mà kể cả những người tự kỷ trưởng thành, cho đến nay vẫn chưa thể hòa nhập cộng đồng do những rào cản hay định kiến xã hội.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí - cần giải pháp thiết thực -0
Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, PGS. TS. Trần Trọng Hải 

Bên cạnh bệnh tự kỷ, bệnh rối nhiễu tâm trí cũng nhiều người mắc phải trong xã hội phát triển ngày nay. Ở Việt Nam, số người bị rối nhiễu tâm trí ước tính khoảng 10,5% dân số, tương đương 10,3 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng ước tính 2,5% số người rối nhiễu tâm trí (tương đương 200 ngàn người). Do vậy, căn bệnh này rất cần được xã hội quan tâm bởi tầm ảnh hưởng rộng cả ở phạm vi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Trên thực tế, người bị rối nhiễu tâm trí thường có những biểu hiện bệnh không rõ ràng nên khó phát hiện kịp thời. Đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai hay sau sinh. Thậm chí, chính bản thân người mắc bệnh cũng không biết mình đang bị bệnh. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác điều trị, phục hồi.

- Trước thực trạng trên, ông có thể cho biết Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ gì cho nhóm đối tượng này, thưa ông?

- Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng với mục tiêu trợ giúp xã hội, trợ giúp người yếu thế, đặc biệt là đối với trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần được can thiệp và hỗ trợ. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng đối với nhóm đối tượng này; chính sách bảo hiểm y tế; thực hiện dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng... Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên bị rối nhiễu tâm trí, bảo đảm phổ cập giáo dục; hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở có hoạt động can thiệp, hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí…

Cần nhân rộng trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ dựa vào cộng đồng

- Như vậy, rất nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành dành cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí. Xin ông cho biết, đâu là khó khăn, vướng mắc khi triển khai chính sách này?

- Mặc dù có những chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi số trẻ được chẩn đoán tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ngày càng tăng, độ tuổi được chẩn đoán ngày càng nhỏ trong khi việc phát hiện sớm còn nhiều hạn chế. Cụ thể, thường nơi thăm khám và điều trị chỉ có ở các thành phố lớn.

Ngoài ra, các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí hiện đang rất thiếu về số lượng, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng; cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí còn thiếu. Đặc biệt, chưa hình thành được mạng lưới cán bộ công tác xã hội nên hiệu quả công tác chăm sóc và phục hồi chức năng tại trung tâm, gia đình và cộng đồng còn thấp... Vì vậy, rất cần những giải pháp thiết thực cụ thể để phát hiện sớm, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cũng như tạo môi trường hoà nhập cho trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 20.9.2021 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25.11.2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030. Ông đánh giá như thế nào về Chương trình này?

- Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) làm đầu mối thực hiện với mục tiêu tăng cường trợ giúp, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, thực hiện sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí. Do đó, đây là một chương trình cực kỳ cần thiết và cần được nhân rộng trong tương lai.

-Xin cám ơn ông!

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.