Thành phố Vĩnh Yên giải quyết kiến nghị của công dân

Cầu thị và trách nhiệm

Với tinh thần trách nhiệm, cầu thị của lãnh đạo, cán bộ làm công tác tiếp dân Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), năm 2023, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố đạt kết quả đáng ghi nhận: 100% đơn khiếu nại được giải quyết, số lượng đơn thư thiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh trên địa bàn giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Giải quyết đơn khiếu nại đạt 100%

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (KNTC) của công dân, thành phố Vĩnh Yên coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 39- CT/TU để lãnh đạo chỉ đạo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC năm 2023. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; giao Thanh tra thành phố theo dõi, đôn đốc các đơn vị tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư, KNTC, nhất là các vụ việc phức tạp, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, không để hình thành điểm nóng trên địa bàn.

Cầu thị và trách nhiệm khi giải quyết kiến nghị của dân -0
Phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo đúng quy định. Ảnh: ITN

Chia sẻ việc thực hiện nhiệm vụ này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Đào Văn Quyết cho biết: Người đứng đầu cấp ủy từ thành phố tới các xã, phường phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo Quy định số 11-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân. Bên cạnh đó, việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND thành phố được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc đúng theo quy định. Sau mỗi buổi tiếp công dân đều có văn bản chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị xem xét, giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền. Công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư được Chủ tịch UBND thành phố quan tâm chỉ đạo theo dõi chặt chẽ các nguồn đơn đến, việc phân loại xử lý đơn bảo đảm theo đúng quy định.

Đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết đã có văn bản hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đối với đơn thuộc thẩm quyền của UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, chuyên môn tham mưu giải quyết bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Hàng tháng, đều phối hợp với Thanh tra tỉnh rà soát, thống kê, theo dõi chặt chẽ các đơn thư, KNTC, kiến nghị của công dân trên địa bàn thành phố. Trách nhiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC của Trưởng các phòng, ban, đơn vị, Chủ tịch UBND xã, phường đã có chuyển biến tích cực, các ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố được triển khai kịp thời, nghiêm túc hơn.

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của công dân, hằng năm, UBND huyện xây dựng, ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến tiếp công dân. Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện bằng các hình thức như: Ban hành văn bản và chỉ đạo triển khai thông tin đến toàn bộ cán bộ, công chức; Đăng tải các văn bản, quy định trên Cổng Thông tin điện tử thành phố; Tuyên truyền bằng hình thức trực quan (lắp đặt băng zôn tại các khu vực công cộng, đông dân cư); Cấp phát tờ rơi; Cấp phát sách pháp luật; Tuyên truyền tại các buổi tiếp công dân...

Có thể thấy, thông qua việc tiếp công dân, lãnh đạo thành phố và các xã đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công dân. Từ đó, có sự chỉ đạo các phòng, ban giải quyết kịp thời những khiếu kiện của công dân, không để phát sinh “điểm nóng” trên địa bàn. Trong năm 2023, thành phố đã tiếp 77 lượt (98 người) với 75 ý kiến, tăng 28 lượt (36,3%) so với năm trước. Tiếp dân định kỳ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố tổng số 35 ngày. Đối với việc tiếp nhận đơn, UBND thành phố đã nhận được 208 đơn, trong đó, 8 đơn tố cáo, 34 đơn khiếu nại, 159 đơn đề nghị, kiến nghị và 7 đơn năm 2022 chuyển sang, giảm 10 đơn so với năm 2022. Sau khi tiếp nhận, đã giải quyết xong 11/11 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 100%; Giải quyết xong 19/21 đơn kiến nghị, phản ánh, đạt tỷ lệ 90,5%. Đối với các vụ việc UBND tỉnh giao, đến nay giải quyết xong 22/25 vụ việc, đạt tỷ lệ 88%; Đang chỉ đạo xem xét giải quyết 3 vụ việc…

Không để phát sinh khiếu kiện tập trung

Mặc dù đạt những kết quả tích cực, song công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC của công dân tại Vĩnh Yên còn một số hạn chế, như: Một số đơn vị được UBND thành phố giao giải quyết các vụ việc kiến nghị, phản ánh của công dân còn chậm, kéo dài thời gian giải quyết, phải đôn đốc nhiều lần. Kết quả giải quyết đơn thư ở một số đơn vị đối với một số trường hợp chất lượng giải quyết chưa cao. Việc tổ chức thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo có vụ việc còn chậm. Mặt khác, việc ghi chép sổ tiếp công dân, sổ theo dõi đơn thư ở một số đơn vị chưa đầy đủ theo quy định.

Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC của công dân, năm 2024, thành phố Vĩnh Yên phấn đấu không để phát sinh khiếu kiện tập trung đông người trên địa bàn; Giải quyết các đơn thư tồn đọng và các vụ việc mới phát sinh đạt trên 95% bảo đảm đúng về trình tự và thời gian quy định; Thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND thành phố vào ngày 10 và 20 hàng tháng theo Luật Tiếp công dân.

Đồng thời, chỉ đạo Ban tiếp công dân thành phố thực hiện nghiêm việc tiếp công dân thường xuyên; Chủ tịch UBND các xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ ít nhất 1 buổi/tuần theo quy định. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã, phường tăng cường sự phối hợp trong công tác giải quyết đơn thư KNTC, kiến nghị, phản ánh; Tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư còn tồn đọng, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài đã cam kết với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Cùng đó, tăng cường thanh tra trách nhiệm của Trưởng các phòng, ban, đơn vị và chủ tịch UBND xã, phường trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, KNTC; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KNTC, phòng, chống tham nhũng đến các tầng lớp Nhân dân, bằng nhiều hình thức…

Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
Hoạt động chính quyền

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30.12.2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị T.Ư xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể thành phố để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giản 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sản xuất vi mạch xuất khẩu tại Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Thu hút dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm
Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc rà soát các khu đất trống để khai thác bãi đậu xe tạm tại những khu đô thị trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang và Sở GTVT đã đề xuất lấy 22 khu đất trống để làm bãi đậu xe tạm có thời hạn.

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
Hoạt động chính quyền

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

Đánh giá về việc giải quyết, xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, tại hội nghị thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã đánh giá, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị đã từng bước được quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Chậm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Hoạt động chính quyền

Chậm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn vừa ký văn bản, giao các sở ngành, các huyện khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng rừng tại dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1.

 Sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút khỏi Làng Nủ
Hoạt động chính quyền

Sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút khỏi Làng Nủ

Ngày 24.9, sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 và biên phòng sẽ rút khỏi Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Việc tìm kiếm người mất tích vẫn sẽ tiếp tục và được các lực lượng địa phương tiến hành.

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao… Đến năm 2050, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.