TỈNH HÒA BÌNH

Cấp bách di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long kiểm tra, thị sát một số điểm sạt lở trên đường 433 đoạn qua xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình)
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long kiểm tra, thị sát một số điểm sạt lở trên đường 433 đoạn qua xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình)

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có mưa to đến rất to khiến nhiều nơi tăng mạnh nguy cơ sạt lở đất. Trước tình hình đó, tỉnh đã kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, xây d ựng khu tái định cư để di dân tập trung; hỗ trợ tỉnh cũng như các địa phương khu vực miền núi phía Bắc xây thêm đê kè chống sạt lở và các cầu thay thế ngầm… nhằm giảm bớt nguy hiểm cho người dân.

Nguy cơ sạt lở rất cao

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có mưa to đến rất to khiến nhiều nơi tăng mạnh nguy cơ sạt lở đất. Trong đó, nhiều nơi được cảnh báo có nguy cơ ở mức độ rất cao. Thực tế, nguy cơ đã biến thành sự thật khi vào sáng 8.9, trên tuyến đường tỉnh 433 đoạn từ xã Hòa Bình (thành phố Hòa Bình) đến thị trấn Đà Bắc và đi hết địa bàn xã Tân Minh đã có trên 15 điểm sạt lở đất. Khối lượng đất đồi khá lớn sạt lở tràn ập xuống mặt đường 433 gây ách tắc giao thông hàng tiếng đồng hồ. Thương tâm nhất là vụ sạt lở đất vào nhà dân thuộc địa phận xóm Chầm, xã Tân Minh gây thiệt mạng 4 người trong 1 gia đình. Đó là hồi chuông cảnh báo mức độ đặc biệt nguy hiểm của sạt lở đất, đòi hỏi các cấp chính quyền và lực lượng chức năng khẩn cấp vào cuộc để ứng phó, kiểm soát nguy cơ thiên tai gây ra.

Trên phạm vi toàn tỉnh, từ đêm 7 - 9.9, nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng sạt lở đất. Có điểm lượng đất, đá lên tới hàng trăm mét khối đổ tràn xuống vùi lấp mặt đường gây ách tắc, ảnh hưởng an toàn giao thông, chia cắt, cô lập nhiều địa bàn. Điển hình như xóm Cạn Thượng (xã Hợp Phong, Cao Phong); các xóm Chiềng An, Hiềng, Nà Lụt (xã Thành Sơn, Mai Châu); xóm Rằng (xã Cao Sơn, Đà Bắc)… Tính đến 7h30 ngày 9.9, tại các tuyến đường tỉnh đã xảy ra sạt lở taluy dương tại 75 vị trí với tổng khối lượng ước tính khoảng 9.150m3 đất đá có 11 điểm tắc đường. Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên đã tổ chức thu dọn, bảo đảm an toàn giao thông được 9/11 điểm.

z5810213842184_3defd17169a32a6227678228b9ee7b4d.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long kiểm tra, thị sát một số điểm sạt lở trên đường 433 đoạn qua xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình). Ảnh: Lê Huệ

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, các địa bàn có lượng mưa cao nhất cũng chính là những nơi có nguy cơ bị sạt lở đất trong và sau mưa bão. Với lượng mưa đã tích tụ thời gian qua cộng với diễn biến mưa tiếp tục kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 thời gian tới, độ ẩm đất tại nhiều khu vực thuộc các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong, thành phố Hòa Bình; đặc biệt, là 2 huyện vùng cao Đà Bắc và Mai Châu đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Do đó, hiển hiện nguy cơ sạt lở đất rất cao.

Trước tình hình mưa bão vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện sơ tán 1.228 hộ dân đến nơi trú ẩn an toàn. Đặc biệt, Hòa Bình đã phân công cụ thể lãnh đạo tỉnh phụ trách từng địa bàn, các lực lượng chủ chốt ứng trực 100% quân số, để ứng phó bão theo phương châm 4 tại chỗ. Cùng với đó, chú trọng rà soát, đánh giá mức độ an toàn của các khu vực; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các điểm đứt gãy, có nguy cơ sạt lở cao để chủ động di dời người dân đến khu vực bảo đảm an toàn; tổ chức đội xung kích trực 24/24h hướng dẫn giao thông và hỗ trợ người dân tại các điểm sạt lở…

Tập trung các biện pháp phòng, chống sạt lở hiệu quả

Làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đề nghị, tỉnh khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường. Với tinh thần phải khắc phục ngay, nhanh nhất hệ thống đường sá, điện, viễn thông, trường học, bệnh viện… bị ảnh hưởng do bão và mưa lũ sau bão. Đồng thời, phải làm và sửa chữa ngay nhà cho người dân có nhà bị sập đổ, ảnh hưởng do bão theo tinh thần không để người dân không có cái ăn, không có chỗ ở. Đặc biệt, phải tập trung nghiên cứu, triển khai các biện pháp phòng chống sạt lở hiệu quả để bảo đảm đời sống an toàn, ổn định lâu dài cho người dân…

Trước yêu cầu cấp bách hiện nay, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long khẳng định, tỉnh đang chỉ đạo các địa phương tập trung ứng phó và khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn về người và tài sản cho Nhân dân. Tập trung dọn dẹp các trường học, cơ sở giáo dục, chuẩn bị điều kiện an toàn để học sinh tiếp tục đến trường. Khôi phục bước đầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là thông các tuyến đường giao thông, các tuyến đường điện… để bảo đảm không có khu vực nào bị cô lập hoặc mất liên lạc.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã chỉ đạo các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, các nhà thầu thi công trên đường đang khai thác huy động máy móc, thiết bị, nhân lực cắm biển cảnh báo, rào chắn, thu dọn đất đá, bảo đảm an toàn giao thông. Đồng thời, tiếp tục cử người trực ban và tổ chức kiểm tra tình hình bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ được giao quản lý để kịp thời đánh giá, chỉ đạo thực hiện cũng như báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu thiên tai nhằm mục tiêu giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh, qua rà soát cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có 135 điểm dân cư (85 điểm nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn, 13 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét, 37 điểm thường xuyên bị ngập úng) có nguy cơ thiên tai cao với 6.000 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư. Trên cơ sở đó, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình kiến nghị, Chính phủ chỉ đạo cơ quan có liên quan xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc thiên tai, sạt lở… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát sạt trượt; giảm thiểu tác động của thiên tai đối với đời sống con người. Cùng với đó, có cơ chế, chính sách di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư để di dân tập trung; hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc xây thêm các cầu để thay thế các ngầm, cũng như đê kè chống sạt lở… giảm bớt nguy hiểm cho người dân.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.