Cần tạo thêm cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Tô Đức xung quanh vấn đề thêm cơ hội việc làm, giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định, hoà nhập cộng đồng.

Quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật

- Thưa ông, Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%. Vậy, công cuộc thực hiện chính sách hỗ trợ, chăm lo cho người khuyết tật của Đảng và Nhà nước được thể hiện và quan tâm thế nào trong thời gian qua?

- Những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, công tác trợ giúp người khuyết tật cũng luôn được chú trọng thực hiện. Có thể nói, người khuyết tật đã được hỗ trợ, bảo đảm thực hiện quyền một cách khá toàn diện. Trong đó, có chính sách trợ giúp về trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ miễn giảm học phí, đồng thời hỗ trợ tạo sinh kế và học nghề, tạo việc làm và tiếp cận công trình giao thông, công trình xây dựng và những quyền khác…

Điều này được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Người khuyết tật và các luật chuyên ngành như: Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Xây dựng, Luật trợ giúp pháp lý... Năm 2014 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật, năm 2019 phê chuẩn Công ước 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm; phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược Incheon về hiện thực hóa quyền của người khuyết tật một cách hiệu quả nhất.

Tạo thêm cơ hội việc làm cho người khuyết tật -0
Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Tô Đức

Theo Cục trưởng Tô Đức, chăm lo cho người khuyết tật là một trong những chương trình lớn của cả nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách, hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để người khuyết tật có thêm cơ hội việc làm, thu nhập ổn định vẫn cần sự chung tay của cả cộng đồng. 

Chúng ta cũng đã thực hiện hiệu quả rất nhiều chương trình trợ giúp cho người khuyết tật. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật... Số lượng người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách, chương trình chăm sóc người khuyết tật của Nhà nước và cộng đồng ngày càng tăng. Đến nay, đã triển khai xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho gần 3 triệu người khuyết tật. Số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là trên 1,1 triệu người. Có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng, 100% bệnh viện trung ương (đa khoa) đều có khoa phục hồi chức năng, 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa phục hồi chức năng. Các tuyến bệnh viện tuyến huyện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác… Tại tuyến xã/phường của hầu hết các địa phương, người khuyết tật nặng được lập sổ theo dõi sức khỏe và người khuyết tật đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 100% người khuyết tật đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí...

Bên cạnh đó, công tác giáo dục, hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật cũng được tích cực thực hiện. Đến nay, cả nước đã thành lập được 20 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật không đến được trường lớp bình thường, đã thống nhất được ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille trong toàn quốc. Giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cũng đặc biệt quan tâm giai đoạn 2012- 2022, bình quân mỗi năm có từ 17.000 - 20.000 người khuyết tật được dạy nghề theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Hiện cả nước có 63 trung tâm dịch vụ việc làm, bình quân mỗi năm các trung tâm đã tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho khoảng 20.000 lượt người khuyết tật với tỷ lệ thành công đạt trên 50%.

Nhiều chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm, trong đó có cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được thực hiện.

Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, đông đảo người khuyết tật Việt Nam đã nỗ lực, chủ động vượt lên nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống và có nhiều đóng góp cho xã hội ở các lĩnh vực khác nhau.

Vẫn còn nỗi lo mưu sinh

- Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ có cơ hội việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay việc rất nhiều người khuyết tật không có việc làm, nếu có thì việc làm cũng không ổn định, thu nhập thấp… Vậy đâu là những điểm mới trong các chính sách, chương trình về hỗ trợ người khuyết tật nhằm giúp họ có việc làm, thu nhập ổn định?

- Tôi cho rằng, một trong những điểm rất mới là chúng ta đã tập trung vào tạo sinh kế, tạo thu nhập và tạo việc làm cho người khuyết tật, đây là một trong những trọng tâm trong các chính sách hỗ trợ người khuyết tật. Chúng ta đang hướng tới việc nâng cao năng lực cho người khuyết tật, giúp họ có đủ kiến thức, trình độ, tri thức và đủ kỹ năng để có thể là cạnh tranh một cách là công bằng, minh bạch, trên thị trường lao động.

Trong giai đoạn vừa qua, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, trường hợp là người khuyết tật không có sinh kế ổn định là một trong những đối tượng hỗ trợ trọng tâm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đó. Đặc biệt, là chương trình giảm nghèo cũng đã có nội dung là hỗ trợ cho người khuyết tật không có sinh kế ổn định. Thông qua những dự án để tạo sinh kế, đặc biệt là những dự án do người khuyết tật do cộng đồng người khuyết tật đề xuất thì các cấp chính quyền sẽ bố trí nguồn lực hỗ trợ cho người khuyết tật để triển khai những dự án và tạo sinh kế ổn định hơn cho họ. Ví dụ như các dự án về chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông lâm nghiệp để người khuyết tật có thể tham gia vào những hoạt động khởi nghiệp hoặc kinh doanh…

- Theo ông, đâu là những khó khăn trong việc giúp người khuyết tật có cơ hội việc làm ổn định với thu nhập cao?

- Tôi cho rằng, việc tiếp cận với những cơ hội về việc làm, tạo sinh kế ổn định đối người khuyết tật vẫn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận những chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng về lao động, dạy nghề, chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Mặc dù công tác hỗ trợ người khuyết tật có việc làm, sinh kế, thu nhập ổn định đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn thiếu những hỗ trợ đào tạo nghề, học nghề cho người khuyết tật gắn với doanh nghiệp nhằm tạo việc làm cho người khuyết tật sau khi đào tạo…

Để giúp đào tạo nghề cho người khuyết tật phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động vẫn là thách thức mà chúng ta cần phải quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, thị trường lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về năng lực cũng như chất lượng của người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp hướng đến phát triển và vận hành sản xuất theo phương thức chuyển đổi số, trong khi đa phần người khuyết là lao động thủ công, thiếu kỹ năng. Do đó, cần chú trọng đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với chuyển đổi số…

- Xin cảm ơn ông!

Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

50 năm Giải phóng Trường Sa - Thành trì bất khuất giữa biển Đông

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xã hội

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thanh niên cả nước đã tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80.000km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9.000km tuyến “thắp sáng đường quê”, xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên...

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đời sống

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã góp phần duy trì việc làm, ổn định sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)
Đời sống

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)

Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn vừa có buổi tiếp và làm việc với đại diện cấp cao của Tập đoàn năng lượng HDF (Hydrogène de France, HDF Energy) để trao đổi về tiềm năng hợp tác phát triển các dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen (Renewstable®) tại Việt Nam, đặc biệt là tại các đảo còn khó khăn về hạ tầng điện.

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng
Đời sống

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

Từ ngày 14 -18.4, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc - ACCA tại Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức khóa bồi dưỡng “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế toàn diện và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng”.

Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)
Đời sống

Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)

Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) vừa tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2024 - 2025. Công ty CP Hanel năm thứ tư liên tiếp đồng hành cùng các doanh nghiệp tài trợ học bổng sinh viên của Viện.

Tín dụng chính sách - cú huých để Kiên Giang giảm nghèo
Xã hội

Tín dụng chính sách - cú huých để Kiên Giang giảm nghèo

Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều toàn tỉnh Kiên Giang còn 0,99%, giảm 1,7% so với năm 2020; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... Đây là những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Kiên Giang. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của 22 chương trình tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh thực hiện.