Cân nhắc hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người lao động nghỉ hưởng BHXH một lần trong giai đoạn 2016 - 2020 đang có xu hướng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11%. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức đối với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, cũng như hoàn thành mục tiêu mở rộng độ bao phủ BHXH trong thời gian tới.

Có sự dịch chuyển về độ tuổi

Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Hải Nam cho biết, những người hưởng chế độ BHXH một lần tập trung ở độ tuổi từ 20 - 39, chiếm 79% tổng số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014 - 2018; hưởng BHXH một lần thường là người có số năm đóng BHXH thấp; trong giai đoạn 2014 - 2018, có gần 50% số người đã hưởng BHXH một lần chỉ có dưới 3 năm đóng BHXH.

	Người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi nhận BHXH 1 lần Nguồn: ITN
Người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi nhận BHXH 1 lần
Nguồn: ITN

Trong khi đó, theo BHXH Việt Nam, số người nghỉ hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2019 có sự dịch chuyển về độ tuổi. Cụ thể, độ tuổi có số người nghỉ hưởng BHXH một lần nhiều nhất là từ 26 - 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần (bao gồm cả nghỉ BHXH một lần do đến tuổi về hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,55 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019. Việc gia tăng số người hưởng BHXH một lần đồng nghĩa với việc gia tăng số người rời khỏi hệ thống, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Nhiều chuyên gia cho biết, có một số nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng hưởng BHXH một lần thời gian qua như người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt như cần tiền để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần... Khi mà chính sách BHXH một lần còn khá thông thoáng, dễ dàng trong tiếp cận như hiện nay thì người lao động sẽ tìm đến đó như là một công cụ tài chính trước mắt. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho nhiều hộ kinh doanh nhỏ, lao động tự do “lao đao”; công việc không ổn định, nguồn thu nhập bấp bênh khiến việc duy trì BHXH tự nguyện trở nên khó khăn với nhiều người. Mong muốn có một khoản chi tiêu trước mắt để trang trải cuộc sống và tâm lý “còn trẻ, về già cậy con cháu” khiến nhiều người đã rút BHXH một lần.

Lợi dụng thời điểm đời sống một bộ phận người lao động gặp khó khăn, phát sinh nhu cầu muốn rút BHXH một lần nhưng “ngại” làm thủ tục, nhiều đối tượng đã sử dụng mạng xã hội thu gom sổ BHXH của người lao động nhằm trục lợi bất chính như trường hợp lập trang Facebook giả danh cơ quan BHXH để lừa công nhân bán sổ vào năm 2020.

Người lao động cần xem xét cẩn trọng

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Là một trong những người nhận trợ cấp thôi việc theo Quyết định số 176/HĐBT ngày 9.10.1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), ông Vũ Hữu Đức, 60 tuổi, tại Ninh Bình cho biết, cuộc sống tuổi già khi không có lương hưu gặp nhiều khó khăn. Ông cũng bày tỏ mong muốn, có cơ chế để xin trả lại phần tiền đã nhận trợ cấp để được nhận lương hưu hàng tháng. Hay như chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã nhận thanh toán BHXH một lần năm 2014, hiện đang làm việc tự do. So sánh số tiền nhận BHXH một lần chỉ bằng mấy năm lương hưu, chị thấy nuối tiếc, vì lợi ích nhỏ trước mắt mà mất đi quyền lợi to lớn sau này. Cả ông Vũ Hữu Đức và chị Nguyễn Thị Thu Huyền đều mong rằng, người lao động sẽ suy xét cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định nhận BHXH một lần để tránh phải hối tiếc.

Theo đại diện BHXH Việt Nam, về lâu dài, việc hưởng BHXH một lần sẽ gây tác động xấu đến vấn đề an toàn quỹ BHXH và ảnh hưởng đến quyền lợi của đại bộ phận những người tham gia BHXH cũng như tạo áp lực đối với việc bảo đảm các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Việc này dẫn đến gánh nặng cho xã hội tương lai, khi có một bộ phận người dân không có việc làm, không có tích lũy và không an sinh. Trong bối cảnh già hóa dân số, các tác động nói trên sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn.

Đặc biệt, đối với người lao động, nếu lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với hưởng lương hưu hàng tháng. Theo đó, người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH; không được Quỹ BHXH trả kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế khi hết tuổi lao động và các quyền lợi về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; khi người lao động qua đời thì người lo mai táng không được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần; mức hưởng BHXH một lần chỉ 1,5 tháng hoặc 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng theo quy định thấp hơn mức người lao động và người sử dụng lao động đóng (2,64 tháng lương). Người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế, trong khi người hưởng BHXH một lần không được hưởng chế độ này.

Như vậy, khi người lao động nhận BHXH một lần, sẽ thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội; nếu không may bị bệnh, không có thẻ bảo hiểm y tế còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám, chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài, từ đó, phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.