Cần giải pháp cụ thể để có nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp mới

TS. Trần Văn  - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đã xác định đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại. Điều này chỉ có thể đạt được khi 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng được thực hiện thành công, trong đó phát triển toàn diện nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để có thể tạo ra sự đột phá về khoa học, công nghệ là quan trọng nhất và cần rất kiên trì, quyết tâm cao.

Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ khủng khiếp, một năm có thể bằng mấy chục năm trước đây. Công nghệ hôm nay được coi là mới thì chỉ một, hai năm sau đã trở nên lạc hậu. Chính phủ đã mạnh dạn đặt mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp mới như vi mạch bán dẫn hay hydrogen gắn với chuyển đổi năng lượng, coi đây là những động lực tăng trưởng mới bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống như cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo...

Để đáp ứng những yêu cầu của các ngành công nghiệp mới, việc xác định những ngành, chương trình hay nội dung đào tạo mới không đơn giản. Để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, Chính phủ đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu hình thành đội ngũ 50 nghìn kỹ sư cho đến năm 2030. Vậy còn các ngành công nghiệp hydrogen, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, công nghệ sinh học… thì cần bao nhiêu kỹ sư công nghệ? Hơn thế nữa, cơ cấu nguồn nhân lực lại phụ thuộc nhiều vào tốc độ đầu tư, trình độ phát triển, quy mô thị trường theo chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp mới ở Việt Nam.

nguồn internet
Nguồn: ITN

Hiện nay, chỉ riêng việc đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đã khá phức tạp do tích hợp nhiều ngành khoa học, công nghệ khác nhau. Chúng ta có một số thế mạnh như tư chất thông minh, đam mê, cần cù trong học tập, bền bỉ, năng động trong nghiên cứu, sáng tạo về công nghệ nhưng có thể yếu hơn so với thế giới trong một số lĩnh vực như tài chính, viễn thông, hàng không vũ trụ, nguyên tử...

Chương trình đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo AI của Tập đoàn Vingroup để xây dựng đội ngũ kỹ sư công nghệ chất lượng cao, có kỹ năng giải quyết các bài toán thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nguồn lực công nghệ trong hệ sinh thái của Tập đoàn và của nền kinh tế là mô hình kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và làm việc thực tế tại các dự án công nghệ trọng điểm của tập đoàn với nhiều ưu đãi về chi phí đào tạo và thu nhập cho học viên. Các doanh nghiệp chỉ bỏ tiền ra đầu tư khi thấy nguồn nhân lực chất lượng cao được bảo đảm. Nhưng các cơ sở đào tạo lại chỉ có thể thu hút sinh viên vào các ngành mới khi có thị trường lao động triển vọng.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hydrogen đặt ra tham vọng phát triển sản xuất năng lượng hydrogen theo chuỗi giá trị gồm sản xuất, tồn trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng hydrogen, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế hydrogen và mục tiêu đến năm 2050, tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất năng lượng hydrogen xanh.

Để tạo ra sự vượt trội về khoa học và công nghệ, nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, ngoài việc trọng dụng, thu hút nhân tài cả trong và ngoài nước thì phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về giáo dục, đào tạo gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt của then chốt.

Chúng ta đã từng và đang thực hiện nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều chương trình hỗ trợ có mục tiêu bằng ngân sách nhà nước. Thiết nghĩ, cũng nên tính đến một chương trình hỗ trợ ở tầm quốc gia để đào tạo kỹ sư tiên tiến trên cơ sở hợp tác, kết hơp chặt chẽ, đồng trách nhiệm giữa nhà trường và các doanh nghiệp công nghiệp lớn, cả của Nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước.

Nhà nước có thể hỗ trợ toàn bộ hay một phần đầu tư các phòng thí nghiệm hay đào tạo lại, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, hỗ trợ thu hút, tuyển dụng giảng viên từ các trường đại học hàng đầu khu vực, thế giới. Nhà nước hay doanh nghiệp có thể tài trợ toàn phần hay một phần học phí cho sinh viên dựa trên chất lượng tuyển chọn đầu vào và kết quả học tập hàng năm. Nên chăng, trong Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng lấy ý kiến và tới đây có thể sẽ là dự án Luật Năng lượng tái tạo, thiết kế một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo các kỹ sư tiên tiến nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới có đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.

Các doanh nghiệp lớn tạo điều kiện để nhà trường tổ chức cho sinh viên kết hợp giữa học tập lý thuyết và thực hành tại doanh nghiệp, tham gia vào quá trình nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ cùng với đội ngũ chuyên gia của các doanh nghiệp công nghiệp đó hay tài trợ các dự án khoa học và công nghệ gần gũi với ngành nghề, sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp. Trong thời đại số hóa, doanh nghiệp có thể xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng sáng chế ảo để sinh viên tham gia vào quá trình sản xuất, thảo luận công việc với các chuyên gia mà không phải đến nhà máy. Chỉ có như vậy, tham vọng đào tạo được đội ngũ kỹ sư ưu tú cho các ngành công nghiệp mới, thực hiện được giấc mơ bảo đảm chủ quyền công nghệ quốc gia và sánh vai với các cường quốc công nghệ trên thế giới.
 

Khoa học - Công nghệ

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trao giải thưởng Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc
Khoa học - Công nghệ

Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 vinh danh 12 tổ chức, cá nhân

Chiều 27.9, Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội, vinh danh 12 tổ chức, cá nhân có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức.

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc

Cuộc thi ROBOG toàn quốc do IPPTech (thuộc Tập đoàn IPPG) phối hợp với Hãng UBTech, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Toàn cảnh buổi làm việc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường hợp tác chiến lược giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga, từ ngày 23 – 28.9, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Toàn cảnh buổi tiếp
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam và Vương quốc Anh mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao

Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị tại buổi tiếp Thị trưởng London Michael Mainelli, Vương quốc Anh nhân đoàn công tác đang có chuyến thăm Việt Nam. Cuộc gặp gỡ đã mở ra nhiều triển vọng mới cho sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và London trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, tài chính, giáo dục và đổi mới sáng tạo.

Phó Vụ trưởng Lưu Quang Minh phát biểu tại Hội thảo
Khoa học - Công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.