Cần chế độ đặc thù cho các đơn vị sự nghiệp miền núi

Giám sát tại huyện Tu Mơ Rông về công tác đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Kon Tum Phạm Đình Thanh đề nghị UBND huyện nghiên cứu, đề xuất cơ quan thẩm quyền ban hành quy định về chế độ đặc thù đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở những địa phương còn nhiều khó khăn như Tu Mơ Rông.

CẦN CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP MIỀN NÚI
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Kon Tum Phạm Đình Thanh phát biểu về đơn vị công lập tại huyện Tu Mơ Rông

Tạo chuyển biến mới trong tư duy, nhận thức

Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, hiện nay, toàn tỉnh có 431 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 89 đơn vị so với năm 2015; giảm 113 đơn vị so với năm 2017; giảm 13 đơn vị so với năm 2021. Trong đó, có 360 đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; 43 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 24 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; 4 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư. Trong 431 đơn vị sự nghiệp, có 1 đơn vị thành lập mới là Bệnh viện tâm thần tỉnh Kon Tum trực thuộc Sở Y tế nhằm cung ứng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Việc sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp công lập được sự đồng thuận cao của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Công tác tinh giản tổ chức, bộ máy, biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được triển khai hiệu quả. Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã giảm 1.006 biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc từng bước đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo chuyển biến mới trong tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Sau sắp xếp, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đi vào nền nếp, ít có xáo trộn; tâm tư của cán bộ, đảng viên ổn định, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Song song với sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh đã thực hiện nghiêm số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp đúng số lượng được Bộ Nội vụ giao. Công tác tuyển dụng đầu vào được thực hiện nghiêm túc nên không có tình trạng viên chức không đạt chuẩn vị trí việc làm theo quy định. Nhờ đó, chất lượng nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng được nâng lên.

Với nguồn nhân lực chất lượng nên mặc dù ngân sách địa phương còn khó khăn, khả năng thực hiện xã hội hóa một số dịch vụ còn hạn chế nhưng các đơn vị sự nghiệp đã cung cấp hầu hết các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của người dân và toàn xã hội. Mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động ở các lĩnh vực đã phủ kín hầu hết ở các địa bàn và đã vươn đến tận khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn, khu vực biên giới. Các đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng với chi phí hợp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân trên địa bàn.

Cần chế độ đặc thù để phát triển

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đơn vị sự nghiệp ở các huyện nghèo theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ như: Tu Mơ Rông, Kon Plông, Ia H'Drai của tỉnh Kon Tum đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện xã hội hóa do thu nhập của người dân còn thấp; nguồn thu từ dịch vụ rất thấp và không bảo đảm hoạt động; hầu hết các đơn vị chưa có khả năng để chuyển đổi cơ chế tài chính... Riêng đối với các đơn vị trường học, khối lượng công việc của đội ngũ cán bộ quản lý tăng gấp đôi, thời gian dự giờ thăm lớp, quản lý các hoạt động ở các điểm trường giảm. Có điểm trường nhập lại từ 7 thôn, mỗi điểm thôn cách nhau từ 4 - 5km đã gây khó khăn cho việc đi lại, học tập của học sinh. Phát biểu tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Tu Mơ Rông thẳng thắn: "4 cây số ở đồng bằng thì đi được bằng xe đạp, còn ở huyện Tu Mơ Rông chỉ có đi bộ, vì hầu hết là đường dốc".

Tất cả các huyện miền núi nghèo đều có địa hình cách trở, địa bàn rộng, kết cấu hạ tầng còn kém, giao thông đi lại khó khăn, do đó chi phí hoạt động của các đơn vị cho một nhiệm vụ thường lớn hơn các tỉnh, huyện ở miền xuôi. Đã thu ít nhưng chi nhiều nên ảnh hưởng đến nguồn kinh phí tiết kiệm hằng năm. Những năm qua, các đơn vị sự nghiệp không có môi trường, điều kiện mở rộng và phát triển nguồn thu để đáp ứng đủ chi phí, duy trì các hoạt động dẫn đến tỷ lệ đơn vị sự nghiệp chuyển đổi loại hình giao quyền tự chủ ở mức tự chủ cao hơn tại địa phương khó thành hiện thực. Mặt khác, các đơn vị sự nghiệp công ở các huyện miền núi được thành lập chỉ nhằm cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu cho người dân nơi đây.

Để giúp các huyện miền núi nghèo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) "về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các đơn vị sự nghiệp ở các huyện này.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.