Cảm phục sự tần tảo 13 năm bám bản vùng cao của thầy giáo dạy trẻ mầm non

Tại huyện rẻo cao thị xã SaPa, tỉnh Lào Cai, hình ảnh thầy giáo Lê Văn Thắng (sinh năm 1982) một tay tần tảo chăm sóc đàn con thơ đã in sâu trong tâm trí người dân nơi đây. Từ việc cho trẻ ăn, dỗ ngủ, múa phụ họa đến vệ sinh cá nhân,... đều được người thầy giáo mầm non thực hiện cẩn thận và chu đáo. 

Bước ngoặt đến với sự nghiệp "nuôi" trẻ

Thầy giáo Lê Văn Thắng gắn bó với Trường Mầm non Thanh Kim (xã Thanh Bình, thị xã SaPa, tỉnh Lào Cai) tính đến nay đã được 13 năm. Người đàn ông chất phác, có đôi phần cục mịch theo thời gian dần trở nên nhẹ nhàng, khéo léo và kiên trì hơn nhờ những năm tháng tiếp xúc, dạy dỗ trẻ nhỏ. 

Kể về cơ duyên đến với nghề, thầy Thắng cho biết, thầy tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành Sư phạm Tiểu học, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ). Sau khi nộp hồ sơ xin việc tại tỉnh Lào Cai, thầy giáo được phân công về huyện Sa Pa (nay là thị xã SaPa). SaPa thời điểm này thiếu giáo viên mầm non trầm trọng nên từ giáo viên tiểu học, thầy  được điều động chuyển sang làm giáo viên mầm non của Trường Mầm non Thanh Kim. 

Thầy Thắng cho biết, giáo viên mầm non là phụ nữ đã vất vả nhưng với đàn ông thì càng khó khăn hơn. Bởi phải vừa là thầy, vừa phải đóng vai là cô, là mẹ của học sinh. Khác biệt về ngôn ngữ là hạn chế lớn nhất khiến thầy và trò thường phải trao đổi qua cử chỉ, động tác mô phỏng. Bởi vậy, nếu không đủ kiến thức chuyên môn và tình yêu trẻ khó có thể trụ vững với nghề. 

thay-giao-mam-non-bat-_681700384962.jpg -0
Thầy Lê Văn Thắng phải đóng vai là cô, là mẹ của học sinh

Thời gian đầu học nghề, thầy giáo mầm non không tránh khỏi cảm giác thất vọng và hụt hẫng bởi không được theo đuổi đúng chuyên ngành. Những kiến thức thầy học trong trường dường như chẳng thể áp dụng vào lớp học, với những em nhỏ mới chỉ bi bô nói những câu chữ đầu tiên của cuộc đời. Bên cạnh đó, cảnh sống khó khăn của người dân tộc Dao đỏ, H'mông tại xã Thanh Bình cũng khiến thầy đối mặt với nhiều thách thức: ngôn ngữ, thói quen, nếp sống, và phong tục tập quán mới. 

Tuy vậy, thầy giáo không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức và nỗ lực làm quen với môi trường mới. Thay vì cầm phấn viết bảng hay soạn giáo án, thầy dành thời gian tìm hiểu về tâm lý trẻ độ tuổi mầm non để biết cách chăm sóc, dỗ dành; rèn luyện thêm các kỹ năng ca múa nhạc họa, thậm chí thêu thùa, may vá. 

Theo thời gian, sự ngây thơ, hồn nhiên của những "thiên thần nhí" đã cảm hóa trái tim sắt đá của chàng trai trẻ. Niềm vui đơn giản của thầy Thắng là nhìn thấy các em nhỏ hàng ngày đứng đợi trước cửa lớp, khoanh tay chào thầy một cách kính mến. Quá trình giảng dạy xích gần khoảng cách thầy trò; cũng để thầy cảm nhận được  dư vị buồn vui của nghề nghiệp. 

thay-giao-mam-non-bat-_831700385063.jpg -0
Niềm vui đơn giản của thầy Thắng là nhìn thấy các em nhỏ hàng ngày đứng đợi trước cửa lớp, khoanh tay chào thầy một cách kính mến

Tình yêu nghề mến trẻ cùng niềm đam mê dâng trào mãnh liệt đã trở thành động lực để thầy Thắng rẽ hướng, tập trung trọn vẹn sứ mệnh dạy dỗ các mầm non cuộc đời. Quyết định từ chối thi chuyển ngạch giáo viên tiểu học đang dạy ở mầm non về đúng vị trí công tác, thầy quyết định theo học 2 năm sư phạm mầm non để gắn bó với bậc học này.

Bám bản vượt khó cùng trò nghèo

Trong quá trình công tác ở Trường Mầm non Thanh Kim, thầy Lê Văn Thắng khởi đầu nghề nuôi dạy trẻ ở điểm trường Bản Kim A, sau đó đến các điểm trường Lếch Mông A, Lếch Dao và Lếch Mông B. 

Kể về kỷ niệm dạy học đáng nhớ, thầy Thắng xúc động: "10 năm trước tôi bị cảm phải ngủ lại điểm trường Bản Kim A, đã được bà con chạy chữa bằng các bài thuốc cổ truyền của người Dao Đỏ. Thỉnh thoảng ghé lại trường, người dân vẫn đứng chờ gửi tặng tôi những món quà bình dị như túi khoai, rổ sắn. Tuy đơn sơ thôi nhưng lại vô cùng ấm áp". 

thay-giao-mam-non-12-nam-bam-ban-het-long-vi-dan-em-tho-hinh-3.jpg -0
Thầy giáo Lê Văn Thắng chăm sóc học sinh trong lớp học

Năm học 2023-2024, thầy Lê Văn Thắng nhận công tác tại điểm trường Lếch Mông B (điểm trường lẻ của Trường Mầm non Thanh Kim) thuộc miền đồi núi cách xa trung tâm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng như điều kiện học tập của học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Kể về sự thiếu thốn của học sinh nơi đây, thầy Thắng không hết bồi hồi: “Thời tiết trên vùng cao vào mùa đông vô cùng khắc nghiệt. Nước cũng trở nên lạnh giá, chỉ cần đụng tay xuống nước đã đóng băng tê tái. Nhìn học sinh chịu lạnh để rửa mặt, chân tay mà tôi thương xót. Chỉ mong mau chóng có nước ấm để các em tiện sinh hoạt”.

Thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ em vùng cao, trăn trở lớn nhất của người thầy giáo là tìm được các giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục giúp điểm trường thoát nghèo. Thầy chủ động kết nối các nhà hảo tâm quyên góp những bộ quần áo ấm, giày, tất, máy sưởi điện, bình nước nóng để các em bớt lạnh. Đồng thời, kêu gọi cộng thêm được bạn bè giúp đỡ, trong tháng 8 và tháng 9.2023, đã có 5 đoàn hỗ trợ đến điểm trường Lếch Mông B trao quà cho học sinh và trang bị hệ thống đèn điện, nước sạch phục vụ quá trình dạy học và sinh hoạt.

c9133b984258ef06b649.jpg -0
Hình ảnh đoàn hảo tâm quyên góp cho điểm trường Lếch Mông B

Xuyên suốt quá trình làm nghề, thầy Lê Văn Thắng luôn nỗ lực nghiên cứu những biện pháp dạy học mới, tiêu biểu là sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3-4-5 tuổi tại lớp mẫu giáo ghép 5 tuổi tại điểm trường Lếch Mông B và Trường mầm non Thanh Kim". Phương án ra đời giúp việc giao tiếp với học trò trở nên dễ dàng hơn và nhận được nhiều đánh giá cao từ cộng đồng. 

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, thầy Thắng cho biết đã xem bản thân như một phần của bản. Bà con bản làng ví thầy như "người cha", "người mẹ" thứ hai của những thế hệ trẻ em nơi đây; nhiều người trêu nhờ thầy chăm bẵm mát tay mà các em khỏe mạnh, tròn trịa lên từng ngày. 

"Ban đầu cũng chỉ nghĩ đi mấy năm rồi lại về với phố huyện, thế mà giờ như có sợi dây vô hình níu tôi lại với vùng quê này. Lần nào có ý định làm đơn chuyển đi, tôi lại nghĩ về cảnh các học trò nhỏ bơ vơ, không điểm tựa trên hành trình tìm kiếm tri thức mà lòng không đành", thầy Thắng bộc bạch.

thay-thang-9967.jpg -0
Thầy Lê Văn Thắng cắt tóc cho học trò của mình

Tuy vậy, ẩn sau hình ảnh vui tươi, năng nổ và trách nhiệm với công việc "gieo chữ" là bao nỗi lo toan, bộn bề. Thầy Thắng tâm sự, nỗi trăn trở riêng khi ở quê nhà, mẹ già đang một mình đối mặt với căn bệnh tai biến. Thương mẹ, nhưng tính chất công việc và khoảng cách địa lý muôn trùng cách trở, nên thầy ít có thời gian được về thăm và phụng dưỡng mẹ. 

Thầy Lê Văn Thắng quyết tâm sẽ sớm xây dựng được căn nhà nhỏ tại nơi công tác để có thể đón mẹ lên ở chung, thuận tiện chăm sóc và báo hiếu. 

Một số thành tích tiêu biểu của thầy Lê Văn Thắng:

Năm học 2019 - 2020 nhận Giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Chào mừng Kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam; đạt Chiến sĩ thi đua.

Năm học 2020 - 2021, đạt Chiến sĩ thi đua; nhận Bằng khen của Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai; nhận Giấy khen là Phó Bí thư Chi bộ 14 Trường Mầm non Thanh Kim có thành tích xuất sắc trong việc Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Quyết định số 64/QĐ-ĐU ngày 17/4/2021; nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai.

Năm học 2021 - 2022, đạt Lao động tiên tiến; Giấy khen Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Thanh Kim vì có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” năm 2022.

Năm học 2022 - 2023 đạt Lao động tiên tiến theo Quyết định số 2701/QĐ-UBND thị xã SaPa; nhận Giấy khen vì có thành tích xuất sắc tiêu biểu tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến”.

Năm học 2023 - 2024, nhận Bằng khen trong phong trào thi đua "Lao động giỏi, Lao động sáng tạo".

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".