4 phương pháp chuẩn đoán bệnh ung thư niệu quản
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, khi nghi ngờ mắc bệnh ung thư niệu quản, bệnh nhân cần thực hiện một số chuẩn đoán, cụ thể:
Kiểm tra thể chất: Để chẩn đoán bạn có mắc bệnh ung thư niệu quản hay không điều đầu tiên bạn cần làm là chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại bao gồm triệu chứng và những dấu hiệu bất thường.
Bên cạnh đó bác sĩ sẽ thu thập các thông tin thực tế về những biểu hiện bất thường bệnh nhân đang trải qua, thu thập các thông tin liên quan tới lối sống, sinh hoạt, môi trường sinh sống và làm việc, bệnh lý đang mắc phải (nếu có), các loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh;...
Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp XQ, siêu âm, CT niệu quản… có thể hỗ trợ tốt trong việc đánh giá mức độ ung thư niệu quản của bạn.
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện và sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ nếu bệnh lý của bạn không thể xác định rõ qua hình ảnh CT.
Xét nghiệm nước tiểu: Trong quá trình chẩn đoán ung thư niệu quản, bạn có thể sẽ phải trải qua một vài cuộc phân tích nước tiểu. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng tìm kiếm những tế bào bất thường có trong mẫu nước tiểu.
Đồng thời, quá trình xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm phương pháp xét nghiệm tế bào học nước tiểu.
Nội soi niệu quản: Nhằm quan sát toàn bộ cấu tạo bên trong của niệu quản, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có camera nhỏ ở phần đầu và đưa vào niệu đạo của bệnh nhân. Chiếc ống để nội soi này được đưa qua đường bàng quang và luồn vào niệu quản.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp sinh thiết để lấy mô bệnh trong quá trình nội soi. Sau đó đưa mẫu bệnh tới phòng thí nghiệm để kiểm tra, tìm kiếm dấu hiệu ung thư qua phương pháp phân tích đột biến gen liên quan tới ung
Do vậy, phương pháp nội soi niệu quản có thể giúp bác sĩ kiểm tra trực quan niệu quản của bạn. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô để sinh thiết.
Bên cạnh đó, trong phòng xét nghiệm sinh thiết, nhà bệnh lý học (chuyên gia phân tích máu và mô cơ thể) sẽ quan sát và kiểm tra cẩn thận tế bào mô của bạn để tìm dấu hiệu ung thư.
Để thực hiện được điều này, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phân tích tinh vi về các đột biến gen liên quan đến ung thư niệu quản.
Các biện pháp điều trị bệnh ung thư niệu quản
Bệnh viện K cho biết, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân dựa trên kích thước cũng như vị trí của khối u.
Bên cạnh đó một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quyết định điều trị là mục tiêu và nhu cầu của chính bệnh nhân. Tương tự như phác đồ điều trị của đa số các bệnh lý ung thư khác, có 3 cách để điều trị ung thư niệu quản: phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Thường khi bệnh nhân mới đang ở giai đoạn sớm của ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản khi tổn thương chưa lan rộng ra toàn bộ niệu quản và những tổ chức xung quanh.
Tuy nhiên khi ung thư niệu quản đã bước sang thời kỳ tiến triển và có dấu hiệu tấn công lan toả, bệnh nhân có khả năng phải cắt bỏ phần niệu quản bị ảnh hưởng hoặc thậm chí là toàn bộ niệu quản, các cơ quan khác như thận và bàng quang cũng có thể sẽ bị cắt một phần nơi tế bào ung thư xâm lấn.
Hóa trị liệu: Đây là phương pháp không xâm lấn, tiêu diệt tế bào ung thư trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc triệt tiêu những tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật. Đối với những ca ung thư niệu quản tiến triển nhanh, có thể áp dụng hoá trị liệu để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Xạ trị: Phương pháp xạ trị được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong phác đồ điều trị ung thư. Bằng cách sử dụng chùm tia X năng lượng cao chiếu vào các tế bào ung thư, biện pháp này giúp bổ trợ tiêu diệt khối u vào thời điểm trước hoặc sau khi phẫu thuật.
Phần lớn ở các ca ung thư niệu quản tiến triển, xạ trị và hoá trị thường được áp dụng đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ thành công giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh này.
Một số cách phòng ngừa bệnh ung thư niệu quản
Các bác sĩ Bệnh viện K đưa ra lời khuyên cho người bệnh cần chú ý một số cách phòng ngừa bệnh như sau:
- Không hút thuốc lá: tránh xa khói thuốc lá là một cách hiệu quả để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư;
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: tiêu thụ ít chất béo, đồ ăn có hàm lượng calo cao trong khẩu phần ăn. Ngoài ra mỗi người cần tích cực tập thể dục đều đặn tránh béo phì giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư;
- Tích cực bổ sung nước: thói quen này rất có lợi cho việc thanh lọc các chất độc tích tụ trong cơ thể;
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: theo dõi sức khỏe định kỳ có tác dụng phát hiện sớm các bệnh lý mà có thể bạn đang mắc phải, bao gồm cả bệnh ung thư. Từ đó kịp thời lựa chọn được phương pháp điều trị sớm và hợp lý.