ĐẠO DIỄN NGUYỄN SĨ TIẾN:

“Cách con người đối xử với nhau mới quan trọng”

“Có một nghịch lý là người máy ngày càng giống con người, nhưng con người dường như ngày càng xa rời nhau, giống cái máy. Đó là bi kịch. Chúng ta phải thay đổi tư duy, sống với nhau tử tế hơn” - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi TRẺ NGUYỄN SĨ TIẾN nói. Anh là đạo diễn vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của tác giả Lưu Quang Vũ, công diễn từ ngày 4.3 tới.

“Cách con người đối xử với nhau mới quan trọng” ảnh 1Hạnh phúc là điều mong mỏi nhất

“Hoa cúc xanh trên đầm lầy” không phải tác phẩm đầu tiên của Lưu Quang Vũ được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng gần đây nhưng lại là vở đầu tiên anh đảm nhận vai trò đạo diễn. Anh có gặp áp lực không?

Có thể với nhiều người, dựng vở của Lưu Quang Vũ rất dễ, bởi tác giả viết chặt chẽ, cấu tứ rõ ràng, lớp lang mạch lạc, nhưng đối với tôi, càng làm càng thấy khó. Vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” rất khó vì mang yếu tố giả tưởng, rồi người máy, thế hệ mới… Hơn nữa, phải đọc được ẩn ý của tác giả. Tất nhiên, đạo diễn nào cũng phải đọc được ẩn ý của tác giả, mỗi người một kiểu. Tôi may mắn có sự hợp tác của nhà báo Nguyễn Mỹ Linh (BTV Đài Truyền hình Việt Nam), người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sân khấu. Chị đã giúp tôi biên tập, làm mạch lạc kịch bản. Nhờ đó, tôi không phải kể lại một câu chuyện thời bao cấp mà là câu chuyện thời hiện đại để khán giả được thưởng thức những lời hay, ý tưởng xuất sắc bằng tâm thế mới, chứ không phải lục lại trong trí nhớ xem đúng như thế không.

- Có vẻ như việc chọn dựng vở này rất đúng thời điểm khi chúng ta đang sôi nổi nói về cuộc Cách mạng 4.0 với trí tuệ nhân tạo, người máy…?

- Đây là sự may mắn ngẫu nhiên. Thực ra, chúng tôi chủ trương dựng vở này lâu rồi. Bản thân tôi khi thi học đạo diễn đã được phát cho quyển kịch bản chưa đọc bao giờ, chính là “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”. Đề bài là đọc trong một tiếng rưỡi và phân tích ý tưởng vở kịch. Hơn chục năm đã trôi qua, tôi cũng không nhớ rõ lúc ấy mình đã viết gì. Tuy nhiên, những gì về Cách mạng 4.0 hiện nay đã tạo ra sự phấn khích, tiếp thêm sức mạnh cho tôi trong quá trình dàn dựng vở diễn lần này.

Những điều đề cập trong “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” với chúng ta bây giờ có thể bình thường nhưng được Lưu Quang Vũ viết ra cách đây hơn 30 năm thì quả là sự đi trước thời đại không thể tưởng tượng được. Đạo diễn Đình Nghi khi lần đầu tiên dựng vở này vào giữa thập niên 1980 chắc đã rất khó khăn, đến cuối năm 2000 anh Đỗ Kỷ dựng có lẽ dễ hơn một chút và đến chúng tôi bây giờ thì thuận lợi hơn nhiều, khi khán giả có điều kiện để tưởng tượng.

- Như anh vừa nói, khi dựng kịch Lưu Quang Vũ, khó nhất là đọc được ẩn ý của tác giả. Vậy anh đã đọc được ẩn ý gì từ “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”?

Cảnh trong vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” Ảnh: NHTT cung cấp
Cảnh trong vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” Ảnh: NHTT cung cấp

- Xét cho cùng, con người muốn là ai đi chăng nữa, mơ ước điều gì, phát triển ra sao, thì vẫn cần hạnh phúc. Nếu mình muốn thay đổi, phát triển mà bản thân không thấy hạnh phúc thì cũng không có ý nghĩa. Chúng ta có thể vận dụng rất nhiều thứ để đạt được cái này, cái kia, thậm chí ngày nào đó điều khiển được cả xã hội, máy móc thay thế con người, nhưng con người sống với nhau lạnh lùng, cô đơn, thì tất cả đều vô nghĩa. Hạnh phúc là cái con người ta mong mỏi nhất.

Máy móc không thể thay thế con người

Nhưng bây giờ robot cũng có cảm xúc, thậm chí còn được cấp quyền công dân…

Nhưng vẫn không thể thay được con người. Suy cho cùng, cách con người đối xử với nhau mới quan trọng. Con người phải thay đổi để sống tốt đẹp hơn, chứ không phải vì những cái giúp chúng ta hàng ngày. Máy móc vẫn chỉ là máy móc. Khi con người đối xử với nhau lạnh lùng thì khác gì cái máy! Có một nghịch lý là người máy ngày càng giống con người, nhưng con người dường như ngày càng xa rời nhau, giống cái máy. Đó là bi kịch. Chúng ta phải thay đổi tư duy, sống với nhau tử tế hơn.

Nói như vậy, công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế con người?

Máy móc là tự động. Người ta dự định cho robot thay trọng tài sân cỏ, nhưng đồ rằng lúc đó vẻ đẹp của bóng đá sẽ chết, vì thiếu cảm xúc. Quá chính xác mà không còn cảm xúc thì chưa chắc trận đấu đã hay, bởi vẻ đẹp của đá bóng là tính ngẫu hứng.

Và robot càng không thể thay thế diễn viên?

Như thế sân khấu có còn hay nữa không? Ở Nhật Bản có một nhà hát mà diễn viên toàn là robot, nhưng rất ít khán giả, mặc dù đây là đất nước tôn thờ công nghệ. Nói như thế để thấy, không phải lĩnh vực nào cũng áp dụng được hoàn toàn công nghệ, cho dù là tiên tiến nhất.

Xin cảm ơn anh!

 “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” xoay quanh cuộc tình tay ba giữa Hoàng - Liên - Vân, những người bạn thuở ấu thơ và chung kỷ niệm về bông cúc xanh trên đầm lầy. Lớn lên, Hoàng trở thành kỹ sư với đầy ắp sáng kiến của nhà điều khiển học. Vân là họa sĩ và yêu Liên - giáo viên. Sau khi tỏ tình, bị Liên từ chối, Hoàng đau khổ và khao khát chiếm đoạt. Anh đã chế tạo ra Vân - Liên phiên bản người máy, gây bao phiền toái cho vợ chồng Vân - Liên đời thực...

Hoa cúc xanh gắn với giai thoại: Ai tìm được bông hoa cúc xanh mọc trong đầm lầy sẽ đạt được ước nguyện hạnh phúc, từ đó đặt ra vấn đề: Đâu là hạnh phúc đích thực mà con người hướng đến?

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.