Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí và lệ phí

Bình quân các trường đại học tự bảo đảm cân đối chi thường xuyên khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, 70% các nguồn thu sự nghiệp của các trường vẫn đến từ việc thu từ học phí và lệ phí.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí và lệ phí -0
Nguồn thu của trường vẫn chủ yếu là thu từ học phí của các hệ đào tạo (Ảnh: MQ)

Mức trần học phí quá thấp trong thời gian dài

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Học viện Tài Chính cho biết, năm 2017, cơ chế tự chủ đối với giáo dục đại học đã nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.

Trong năm học 2015- 2016, Việt Nam mới chỉ có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập trên 233 trường đại học được cho thí điểm tự chủ 100% kinh phí. Phần lớn các trường đã tự đảm bảo tương đối tốt toàn bộ các hoạt động chi thường xuyên, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học.

Bình quân các trường đại học tự bảo đảm cân đối chi thường xuyên khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp. Nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập đã tăng thu nhập của người lao động lên khoảng từ 0,5 đến 1,5 lần, tuy nhiên, 70% các nguồn thu sự nghiệp của các trường vẫn đến từ việc thu từ học phí và lệ phí.

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều cho rằng, những trường tự chủ được kinh phí hiện nay chủ yếu là giảng dạy các ngành kinh tế, xã hội, nhân văn, kỹ thuật, công nghệ. Hầu hết trường trong số đó không phải đầu tư nhiều máy móc thiết bị.

Mặc dù vậy, phần lớn các cơ sở giáo dục này vẫn chủ yếu sống dựa vào các nguồn thu từ học phí, lệ phí, và các khoản thu hợp pháp khác. Tỷ lệ nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam còn vô cùng hạn chế.

PGS.,TS. Trần Mai Ước,  Chánh Văn phòng, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, đối với trường ĐH Ngân hàng TPHCM, việc chuyển đổi cơ chế hoạt động sang tự chủ có những thuận lợi nhất định, nhưng cũng không ít thách thức trong quá trình triển khai và thực hiện, trong đó tự chủ về tài chính sẽ phải tự đảm bảo kinh phí cho việc chi thường xuyên và chi đầu tư.

Nguồn thu của trường vẫn chủ yếu là thu từ học phí của các hệ đào tạo trong đó thu từ học phí của các hệ đào tạo không chính quy có chiều hướng giảm dần, tăng dần nguồn thu từ các hệ chất lượng cao, hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, trường có thêm các nguồn thu khác đến từ kinh phí cấp ngân sách, các hoạt động đào tạo ngắn hạn, cung cấp dịch vụ cho sinh viên và các đối tác của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ và pháp luật hiện hành.

Theo ông Ước, hiện nay trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đangkhó khăn nhất định về kế hoạch đầu tư mang tính chất dài hơi vào cơ sở vật chất và nhân sự, trong xây dựng giải pháp mang tính căn cơ để phát triển nguồn thu chính của trường đại học tự chủ, khi mà 70% tổng thu vẫn đến từ học phí và lệ phí.

Ông Ước cho hay, nhiều khả năng nhà trường sẽ được tự chủ về mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không tự chủ. Trong thời gian dài, mức trần học phí quá thấp, thu không đủ chi.

Ngoài ra,việc phân loại nhóm ngành, mức học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo bậc đại học.

Hàng năm, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho mua sắm, đầu tư cho cơ sở vật chất  phục vụ công tác học tập, giảng dạy còn khiêm tốn. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu của đơn vị.

“Chính sách học phí, lệ phí xét tổng thể là chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trong quá trình giảng dạy, học tập của sinh viên và giảng viên” – ông Ước nhấn mạnh.

Vấn đề nan giải

Với góc nhìn của trường ngoài công lập, TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT cho biết, bài toán tài chính cho các trường đại học bao giờ cũng là vấn đề nan giải, luôn là một trong những công việc trọng tâm của các trường đại học kể cả trong và ngoài nước.

Không giải quyết được vấn đề tài chính (có nền tảng tài chính vững chắc, với trường tư còn là kết hợp hài hòa giữa trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh tế) thì các trường đại học không phát triển được.

Tài chính của trường đại học có thể đến từ nhiều nguồn, từ học phí người học (tự đóng hoặc vay tín dụng), từ ngân sách nhà nước, từ hiến tặng, từ các nguồn thu qua hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ và đầu tư.

Ông Tùng ví dụ, bức tranh doanh thu đại học của các nước có nền giáo dục lớn, cụ thể: ở Australia, doanh thu của cả hệ thống giáo dục đại học năm 2019 là 34 tỷ đô la Úc, trong đó từ hỗ trợ ngân sách là 18 tỷ đô chiếm 54%, học phí chiếm 31% và học phí thu chủ yếu từ sinh viên ngoại (chiếm 85% tổng thu học phí) với mức thu của sinh viên nội địa chỉ bằng khoảng 1/4 học phí sinh viên ngoại quốc.

Ở Mỹ, doanh thu của cả hệ thống giáo dục đại học năm 2019 là 671 tỷ USD, trong đó tài trợ từ chính phủ là 198 tỷ chiếm 29%, học phí chỉ chiếm 25% (171 tỷ).

Với các trường công, tài trợ nhà nước lên đến 41%. Ở Anh, doanh thu giáo dục đại học năm 2019 là 40.5 tỷ bảng Anh, trong đó doanh thu từ học phí gần 20 tỷ chiếm 49%, tài trợ từ nhà nước 5.3 tỷ chiếm tỷ lệ thấp hơn Australia và Mỹ - chỉ 13%.

Ông Tùng cho rằng giáo dục đại học là một dịch vụ vừa mang tính “công ích” , vừa mang tính “tưích”, cho nên giáo dục đại học nói chung đều phải hoạt động với nguồn thu từ cả công và tư, theo nguyên tắc ai hưởng lợi người đó trả tiền.

Ở Việt Nam, nguồn lực công cho giáo dục đại học thể hiện qua đầu tư xây dựng cơ bản, qua chi ngân sách hàng năm cho trường công, và hỗ trợ các trường tư qua chính miễn giảm thuế và ưu đãi đất giáo dục, còn nguồn lực tư là đầu tư mở trường từ các thành phần ngoài công lập, và quan trọng nhất cho cả trường công và tư là từ nguồn học phí của người học.

Việc chi từ ngân sách cho giáo dục đại học không chỉ là thực hiện chính sách phúc lợi cho người học, mà thực tế là nghĩa vụ của nhà nước chi cho những gì mà quốc gia được thụ hưởng sau này.

Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Thiều, do cơ cấu đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hợp lý, nên hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu và đào tạo của các trường đại học của Việt Nam còn quá yếu kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nhìn chung không được cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của Điều lệ trường đại học. So với các tiêu chuẩn thiết kế trường đại học (55-85m²/sinh viên), đến trên 50% số trường đại học và cao đẳng của Việt Nam không đạt chuẩn. Bình quân diện tích đất cho một sinh viên đại học và cao đẳng mới chỉ đạt 35,7m²/sinh viên.

Tỷ lệ diện tích bình quân phục vụ cho việc học của sinh viên chỉ đạt 3,6m²/sinh viên, trong khi quy định chung ở Việt Nam là 6m²/sinh viên. Trong khi tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học khoảng 12% tổng chỉ ngân sách, thì có đến khoảng 82% trong số này được dùng cho việc chi thường xuyên.

Kết quả là quy mô diện tích của nhiều trường đại học quá nhỏ, trong khi tình trạng thiếu phòng học, giảng đường, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, thư viện, bể bơi, sân vận động khá phổ biến. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam là một thách thức không nhỏ trong thời gian tới.

Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.