Bức tranh thị trường, giá cả Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023

Ngày 4.1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023”.

Toàn cảnh hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023”
Toàn cảnh hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023”

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Học viện Tài chính Nguyễn Vũ Việt cho biết, nền kinh tế thế giới năm 2022 đã trải qua nhiều sự kiện bất thường. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá các loại hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Kể từ năm 2011, giá dầu thô, phân bón, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu. Tại nhiều nước phương Tây, lạm phát đã đạt mức cao nhất trong khoảng 30-40 năm trở lại đây. 

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành đã kịp thời ban hành nhiều giải pháp về tài khóa, tiền tệ, cũng như kiểm soát giá cả nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng. Kết quả, GDP của Việt Nam năm 2022 đã tăng 8,02% so với năm 2021, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Lạm phát bình quân năm 2022 của Việt Nam chỉ ở mức 3,15%, thấp hơn mục tiêu 4% được Quốc hội giao. Đồng Việt Nam cũng được xem là đồng tiền có tính ổn định cao trên thế giới trong năm qua. 

Trưởng phòng Nghiên cứu giá cả và thị trường, Viện Kinh tế - Tài chính Phạm Minh Thụy cho biết, CPI của Việt Nam bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021. Đây là mức tăng cao hơn bình quân các năm 2015, 2016, 2019, 2021 nhưng lại thấp hơn mức tăng CPI bình quân các năm còn lại (trong giai đoạn 2008-2022). Nguyên nhân chủ yếu do diễn biến giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước của Việt Nam phụ thuộc mạnh vào diễn biến giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới. Khi giá thị trường thế giới biến động thì giá trong nước cũng biến động theo.

Ông Phạm Minh Thụy cũng thông tin, những tháng cuối năm 2022, tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia và nguy cơ khủng hoảng thiếu năng lượng ở các nước thuộc khối Eurozone đã tác động xấu tới khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới. Một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái  đã làm cho giá nguyên, nhiên vật liệu có xu hướng giảm rất rõ. Dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2023 so với năm 2022 sẽ ở mức 103,5 – 104,0.

Dự báo về thị trường - giá cả năm 2023, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) Lê Quốc Phương nhận định, triển vọng ảm đạm của kinh tế thế giới 2023 sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam. Tuy độ mở kinh tế lớn và đã hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu song Việt Nam vẫn đặt ra các mục tiêu phát triển khá cao, với 2 chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng GDP 6,5% và và độ tăng CPI bình quân dưới 4,5%.

Cũng theo ông Lê Quốc Phương, dự báo, các chỉ tiêu sẽ có khả năng đạt mức cơ sở nhờ các chính sách phục hồi kinh tế phù hợp, các biện pháp quyết liệt của chính phủ, nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện tương đối ổn định, lạm phát thấp dưới 4% trong 7 năm qua (2015-2022), tạo tiền đề duy trì CPI dưới 4,5% năm 2023. Năm 2022 cũng đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP trên 8%, tạo tiền đề duy trì mức phục hồi 6,5% vào  năm 2023. 

Tuy vậy, theo các chuyên gia, những biến động từ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng và trở thành thách thức lớn với nền kinh tế Việt Nam năm 2023. Chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ và Châu Âu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc chấm dứt chính sách Zero Covid cùng các rủi ro liên quan đến xung đột quân sự Nga - Ukraine có thể tạo áp lực đối với giá năng lượng, lương thực, thực phẩm, buộc thế giới đối diện với nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"
Tài chính

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"

Với những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024, Agribank vinh dự trở thành ngân hàng được Bộ Tài chính vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam". Đây là giải thưởng được đánh giá và bình chọn dựa trên những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng
Kinh tế

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng

Với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Agribank đã dành nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, thủ tục... sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh, bền vững.

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam
Tài chính

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận phát biểu.
Kinh tế

Fintech giữ vai trò đắc lực trong thúc đẩy tài chính toàn diện

Với các ưu điểm nổi bật về hạ tầng công nghệ, sản phẩm đa dạng, khả năng tận dụng dữ liệu, hệ thống thanh toán tinh gọn, công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả…, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang “bình dân hóa” dịch vụ tài chính - ngân hàng, giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện.

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết
Tài chính

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết

Không thể phủ nhận những lợi ích mà xu hướng vay tiền online đem lại như nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức cho cả người đi vay lẫn người cho vay. Nhưng song hành với sự tiện lợi đó là không ít rủi ro mà người thiệt hại nhiều nhất, suy cho cùng, vẫn là người đi vay.

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank
Tài chính

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank

Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp mùa kiều hối, Agribank triển khai chương trình khuyến mại chuyển tiền năm châu, không lo về phí. Theo đó, Agribank miễn phí chuyển tiền cho khách hàng tại đầu gửi từ nước ngoài về Việt Nam với các giao dịch chi trả vào tài khoản qua Agribank (bao gồm cả tài khoản tại Agribank và chuyển tiếp qua ngân hàng khác).