Bộ trưởng GD-ĐT: Sẽ điều chỉnh việc dạy các môn học tích hợp

Việc triển khai dạy học tích hợp đang gặp rất nhiều vướng mắc. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận thấy đây thật sự là “điểm vướng, điểm nghẽn, điểm khó”. Do đó, thời gian ngắn sắp tới Bộ sẽ quyết định, xem xét, có thể điều chỉnh việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS.

Dạy tích hợp đang gặp khó

Chia sẻ tại tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với các nhà giáo cả nước sáng 15.8, cô Hoàng Hải Vân, giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS cho thấy, đây là điều kiện để giáo viên tìm tòi, phát huy các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại.

Môn học trải nghiệm hướng nghiệp hữu ích, không gian học tập được mở rộng thông qua hoạt động trải nghiệm đến những cơ sở, địa điểm làng nghề, di tích, thắng cảnh… của địa phương; cung cấp kiến thức thực tế, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp.

Sẽ điều chỉnh việc triển khai các môn học tích hợp -0
Cô Hoàng Hải Vân, giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chia sẻ về khó khăn trong giảng dạy môn tích hợp.

Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng gặp những khó khăn nhất định. Việc tích hợp các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội còn bất cập khi giáo viên được đào tạo để dạy từng môn; giải pháp tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy tích hợp cũng chưa thực sự hiệu quả. Do đó, đại diện cho các thầy giáo, cô giáo của tỉnh Khánh Hòa mong Bộ trưởng có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy học các môn tích hợp.

Ngoài ra, việc yêu cầu giáo viên bồi dưỡng để dạy tích hợp là do thay đổi từ Chương trình nhưng không có chính sách hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia bồi dưỡng các môn này. Cô Hoàng Hải Vân cũng đề nghị Bộ trưởng quan tâm, phối hợp với các ngành chức năng đề xuất chính sách hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho đội ngũ. 

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thiều Hoa, giáo viên Trường THCS Đặng Thai Mai (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) cũng bày tỏ, việc bồi dưỡng theo khung chương trình ban hành theo Thông tư số 2454 và 2455 của Bộ GD-ĐT cơ bản giúp giáo viên có thể dạy được cả môn tích hợp. Tuy nhiên để giáo viên tự tin hơn, dạy học hiệu quả hơn, đề nghị Bộ có chủ trương, chỉ đạo, hướng dẫn để tiếp tục có các giải pháp giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện hơn.

Sẽ điều chỉnh việc triển khai các môn học tích hợp

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, vấn đề có liên quan đến triển khai chương trình GDPT 2018 mà các nhà giáo và dư luận rất quan tâm là việc triển khai các môn học tích hợp, liên môn ở bậc THCS. Đây là một điểm mới trong chương trình GDPT 2018 mà những người thiết kế chương trình cũng đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, có căn cứ để đưa vào, với mục tiêu phát triển năng lực một cách toàn diện cho học sinh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết trong thực tế, việc triển khai dạy học tích hợp đang gặp rất nhiều vướng mắc. Bộ GD-ĐT nhận thấy đây thật sự là “điểm vướng, điểm nghẽn, điểm khó”. Có những nhà giáo đủ năng lực đã dạy được cả các hợp phần, nhưng phần nhiều đang chia ra theo các hợp phần riêng với các mảng kiến thức riêng.

Sách giáo khoa vẫn đang biên soạn với các phần riêng biệt. Tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giáo viên dẫu đã được tập huấn nhưng thực tế việc đảm nhiệm môn tích hợp còn là thách thức rất lớn.

Sẽ điều chỉnh việc triển khai các môn học tích hợp -0
Các thầy cô giáo tại các điểm cầu lắng nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu, giải đáp thắc mắc.

Bộ trưởng thông tin, căn cứ vào thực tế triển khai, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời gian ngắn sắp tới sẽ quyết định, xem xét, có thể điều chỉnh việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS.

“Có thể sẽ vẫn kiên trì việc dạy tích hợp ở bậc tiểu học, vì từ trước tới nay chúng ta vẫn làm như vậy, đã làm tốt và đây cũng là thông lệ của thế giới. Nhưng riêng ở bậc THCS, chúng tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cân nhắc kỹ lưỡng và khả năng cao là sẽ đưa ra điều chỉnh trong thời gian sắp tới, tức là điều chỉnh đối với chương trình GDPT 2018 ở nội dung môn học tích hợp”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các nhà giáo góp ý để việc điều chỉnh không gây ra những xáo trộn tiếp theo, không ảnh hưởng đến việc sử dụng đội ngũ giáo viên và những năng lực của giáo viên đã được chuẩn bị thời gian vừa qua; điều chỉnh để thuận lợi hơn, tốt hơn cho việc triển khai chương trình GDPT 2018 mà không ảnh hưởng đạt đén mục đích của đổi mới.

“Nếu điều này xảy ra có lẽ sẽ là một  sự thay đổi, điều chỉnh lớn để phù hợp với thực tiễn. Chương trình GDPT 2018 được đánh giá là một chương trình rất tốt, có tính khoa học, tính thực tiễn, tiên tiến. Tuy nhiên, việc thực hiện là một quá trình và khi những điểm chưa thấy thực sự phù hợp, chúng ta cũng sẵn sàng điều chỉnh”, Bộ trưởng cho hay.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.