Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Đề nghị cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về thực trạng và giải pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại phiên chất vấn chiều nay, 11.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dù nước ta chưa cho phép kinh doanh, nhưng trên thị trường đang tồn tại các loại hình thuốc lá mới này, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Bộ trưởng đề nghị, Quốc hội sớm đưa nội dung cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vào Nghị quyết tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV trước khi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá được xem xét, sửa đổi trong thời gian tới.

dbnd_br_bo-truong-bo-y-te-dao-hong-lan2.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Sử dụng thuốc lá điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe người dân

Quan tâm đến tình hình sử dụng các loại thuốc lá mới, ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) nêu rõ, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang là mối nguy hiểm cho sức khoẻ con người, nhất là đối với thanh thiếu niên. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá và giải pháp kiểm soát tình hình này?

pham-thi-kieu.jpg
ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Dẫn số liệu điều tra tình hình sử dụng thuốc lá điện tử ở người trưởng thành tại 34 tỉnh, thành phố vào năm 2020, Bộ trưởng nêu rõ, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên tăng 18 lần, từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020, trong đó tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi.

“Kết quả điều tra liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng theo các nhóm tuổi cho thấy, nhu cầu và việc sử dụng trong giới trẻ, đặc biệt là đối với trẻ em gái cũng tăng lên”, Bộ trưởng nêu rõ.

Về những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, Bộ trưởng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã xây dựng một báo cáo nêu rõ những tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và hiện đang trình ra Chính phủ.

Bộ Y tế cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới tổng hợp những nội dung, căn cứ khoa học thế giới đang áp dụng để chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Qua nghiên cứu đánh giá tác động, Bộ trưởng nhận thấy, việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có nhiều chất có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là với giới trẻ.

Tại phiên chất vấn, để minh họa cho phần trả lời của mình, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng đưa ra một số sản phẩm thuốc lá điện tử đang được lưu hành trôi nổi trên thị trường với hình thức rất bắt mắt, có sức thu hút với thanh thiếu niên, trẻ em.

bt2.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh “có nhiều báo cáo khoa học đã khẳng định sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ảnh hưởng đến tim, gan, phổi, đặc biệt là gây loạn thần”, Bộ trưởng bày tỏ lo ngại, trong bối cảnh có khoảng 40 nghìn người/năm mắc các bệnh và bị ảnh hưởng đến sức khỏe bởi thuốc lá bình thường, thì nay có thêm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là nguy cơ cao với sức khỏe của người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Bộ trưởng cũng cho biết, dù nước ta chưa có quy định cho phép bán các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhưng với lợi nhuận và các hình thức tiếp thị của các hãng, công ty nước ngoài sản xuất và nhập lậu, loại thuốc lá này đang tồn tại khó phổ biến trên thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Y tế đã có báo cáo chi tiết và đề xuất với Chính phủ phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết việc buôn bán thuốc lá điện tử, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong thời gian tới. Đồng thời, trên cơ sở Báo cáo về những tác hại của loại hình thuốc lá này, Bộ trưởng cũng mong muốn, Quốc hội sẽ có một Nghị quyết liên quan đến cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trước khi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá được xem xét sửa đổi trong thời gian tới.

Đã tổ chức được 24 điểm cai nghiện thuốc lá

Cũng quan tâm đến giải pháp ngăn chặn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Thoa (Hải Dương) cho biết, sau Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2, Bộ trưởng đã rất nhanh chóng chỉ đạo thực hiện kiến nghị của các đại biểu Quốc hội trẻ em, đó là đã chính thức công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và kiến nghị cấm đối với mặt hàng.

nguyen-thi-mai-thoa.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Thoa (Hải Dương) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, liệu có thể thực hiện được việc xây dựng và nhân rộng mô hình hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và chất kích thích cho trẻ em ở các địa phương hay không?

Trả lời câu hỏi của đại biểu về hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho người dân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chính phủ đã thành lập Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá với 9 nhóm nhiệm vụ. Trong các nhóm nhiệm vụ của Quỹ, có nhóm nhiệm vụ về thành lập, tổ chức mạng lưới cai nghiện thuốc lá để thiết lập việc hỗ trợ người dân thực hiện cai nghiện thuốc lá.

Về phía Bộ Y tế, Bộ đã tổ chức được 24 điểm tham gia vào mạng lưới cai nghiện thuốc lá. Đó là các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Trong đó có rất nhiều bệnh viện chuyên khoa có số lượng bệnh nhân lớn, như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế…

Riêng Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức một Trung tâm cai nghiện thuộc bệnh viện và thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, hỗ trợ các bệnh viện trong cả nước về vấn đề này.

do-thi-lan.jpg
ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng chất vấn về vấn đề này, ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) nêu vấn đề, trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trình Quốc hội, tại Điều 12 có quy định trường hợp thuốc lá mới được phép nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định thì các sản phẩm thuốc lá mới sẽ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về quy định này?

Cho biết, Bộ Y tế đã có 3 văn bản gửi Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ thể hiện nhất quán quan điểm của Bộ là “đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng”, Bộ trưởng cũng mong muốn, trong quá trình thảo luận với dự thảo Luật này, các ĐBQH cân nhắc đến những quy định về căn cứ tính thuế với các loại hình thuốc lá mới này.

Bởi trên cơ sở đánh giá của Hiệp hội kinh tế y tế, nếu thu được một đồng thuế liên quan tới các loại thuốc lá mới này, chúng ta phải mất 5 đồng để giải quyết những vấn đề liên quan tới sức khỏe của người dân, chưa kể gây ra nhiều hệ lụy, tác động đối với sức khỏe tinh thần, thể chất của giới trẻ, Bộ trưởng nêu rõ.

Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Sáng 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước), với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,35% tổng số đại biểu Quốc hội.