Bổ sung Kết luận giám sát của Thường trực HĐND buộc phải thi hành

Theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, chỉ có nghị quyết về giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện. Trường hợp cơ quan chịu sự giám sát không thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND, Thường trực HĐND phải trình HĐND để ra nghị quyết giám sát, khi đó cơ quan chịu sự giám sát mới buộc phải thực hiện. Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến tính kịp thời, hiệu quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang kiến nghị cần bổ sung Kết luận giám sát của Thường trực HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành.

Bảo đảm kịp thời trong thực hiện kiến nghị sau giám sát

Theo Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động giám sát đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện hoạt động của HĐND các cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo tại Trường THPT Việt Yên số 2- ẢNH NGÔ THẮNG
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo tại Trường THPT Việt Yên số 2. Ảnh: Ngô Thắng

Đáng chú ý, hoạt động giám sát của HĐND chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị, yêu cầu các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm mà chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các đối tượng chịu sự giám sát không chấp hành nghiêm yêu cầu của đoàn giám sát, dẫn đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát còn có những hạn chế, khó khăn. Trên thực tế, chất lượng, hiệu quả thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát nhiều nội dung còn hạn chế, nhiều nội dung chậm hoặc chưa được quan tâm xử lý. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tiếp tục kiến nghị nghiên cứu để có quy định cụ thể các chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện chậm, muộn các kiến nghị giám sát của HĐND.

Bên cạnh đó, quy định về hiệu lực giám sát của Thường trực HĐND còn hạn chế, không phù hợp với vai trò, vị trí của Thường trực HĐND và không đáp ứng yêu cầu thực tế. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2, Điều 89, chỉ có nghị quyết về giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện. Tức là, các kết luận giám sát (chuyên đề hoặc giải trình, chất vấn tại phiên họp Thường trực) của Thường trực HĐND không có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện. Trường hợp cơ quan chịu sự giám sát không thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND, Thường trực HĐND phải trình HĐND (tại kỳ họp thường lệ hoặc chuyên đề) để ra nghị quyết giám sát, khi đó cơ quan chịu sự giám sát mới buộc phải thực hiện. Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến tính kịp thời, hiệu quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND.Vì vậy, cần bổ sung Kết luận giám sát của Thường trực HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành.

Phát huy vai trò “cánh tay” đắc lực của HÐND, Thường trực HÐND

Nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử nói chung và HĐND địa phương nói riêng là thể hiện “ý Đảng, lòng Dân", Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành yêu cầu: HÐND tỉnh, huyện trên địa bàn tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó chú trọng công tác giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề. Thực hiện tốt phương châm: giám sát thường xuyên phải toàn diện, giám sát chuyên đề phải có trọng tâm, trọng điểm.

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang kiến nghị bổ sung đối tượng chất vấn của đại biểu HĐND tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đối với: “Thủ trưởng các cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, thi hành án dân sự cùng cấp” nhằm bảo đảm giám sát toàn diện đối với hoạt động cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn. Về hoạt động giám sát của Thường trực HĐND: đề nghị bổ sung khoản 1, Điều 70 như sau: “Đoàn giám sát do Chủ tịch HĐND hoặc một Phó Chủ tịch HĐND làm Trưởng đoàn…”. Về thành phần tham gia đoàn giám sát chuyên đề, đề nghị bổ sung có thể mời người có am hiểu sâu (chuyên gia) tham gia đoàn giám sát, không nhất thiết là đại biểu HĐND.

Cần tăng cường TXCT theo chuyên đề để lắng nghe, thu thập và tiếp thu được nhiều ý kiến từ chính các cử tri - những người chịu sự tác động trực tiếp hoặc thụ hưởng từ các chính sách đặc thù nghị quyết của HÐND sẽ ban hành. Chú trọng thực hiện giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để bảo đảm các kiến nghị của cử tri được giải quyết căn bản, thấu đáo đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực được giao.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành nhấn mạnh: hoạt động của các Ban HĐND phải thực sự chuyên nghiệp, phát huy vai trò “cánh tay” đắc lực của HÐND, Thường trực HÐND trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phân công. Báo cáo thẩm tra của các Ban phải khẳng định được sự cần thiết, căn cứ pháp lý, thẩm quyền của HÐND; phải là nguồn cung cấp thông tin cho đại biểu trong quá trình thảo luận, quyết nghị bảo đảo tính khả thi, tính thực tiễn của nghị quyết được ban hành. Hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND cần được chú trọng hơn, phát huy vai trò, vị trí công tác của từng đại biểu để tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý và việc thực hiện nghị quyết của HÐND đã ban hành.

Cùng với đó, cần bảo đảm các điều kiện cho hoạt động của HÐND, trọng tâm là hoạt động giám sát. Trong đó, lưu ý: cơ sở vật chất, phòng làm việc, phương tiện bảo đảm, đặc biệt là bố trí lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng HĐND và UBND huyện, thành phố làm công tác tham mưu, giúp việc và phục vụ hoạt động của HĐND, tránh coi trọng hoạt động của UBND mà bỏ qua hoặc không bố trí cán bộ để thực hiện nhiệm vụ của HĐND.

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.