Bộ GD-ĐT công nhận thêm chứng chỉ tiếng Anh PEIC tương đương khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định số 93/QĐ-BGDĐT công nhận các cấp độ chứng chỉ tiếng Anh Pearson English International Certificate (PEIC) tương đương với các bậc của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Theo Quyết định số 93/QĐ-BGDĐT, các cấp độ của chứng chỉ PEIC được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương với 6 bậc của khung năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam cụ thể như sau: ở bậc sơ cấp (bậc 1-2) tương đương với Level A1; Level 1 của PEIC. Bậc trung cấp (bậc 3-4) tương đương với Level 2; Level 3 của PEIC. Bậc cao cấp (bậc 5-6) tương đương Level 4; Level 5 của PEIC. 

Với việc Quyết định số 93 được ban hành, điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC có thể sử dụng cho các mục định tuyển sinh và đào tạo đại học giống như IELTS và TOEFL. Bên cạnh đó PEIC cũng có thể được áp dụng làm chuẩn năng lực tiếng Anh cho học sinh, sinh viên ở các bậc học phổ thông, sau đại học.

Bộ chứng chỉ PEIC là chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế bao gồm 4 kỹ năng (Nghe – Nói – Đọc – Viết) dành cho học sinh, sinh viên và người đi làm. Bài thi PEIC được chia thành 6 cấp độ tương ứng với 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR), giúp đánh giá sát sao năng lực và sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn cải thiện năng lực ngôn ngữ.

Chứng chỉ PEIC được cấp bởi Tập đoàn Giáo dục Pearson, một trong những tổ chức giáo dục uy tín và lâu đời nhất thế giới và cũng là hội đồng khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh. 

Bài thi PEIC đã được tổ chức phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và bộ chứng chỉ này được công nhận bởi các doanh nghiệp, trường đại học cũng như các cơ quan chính phủ ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi, trong đó có Cục Quy chế Văn bằng và Khảo thí của Vương quốc Anh (OFQUAL), Bộ Giáo dục Italy, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha…. 

Một ưu điểm nổi bật của bộ chứng chỉ PEIC so với các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến khác tại Việt Nam là độ mịn của thang điểm đánh giá và sự linh hoạt cho người dự thi. Bộ chứng chỉ PEIC được chia làm 6 cấp độ là 6 bài thi riêng biệt, mỗi cấp độ tương ứng với một bậc năng lực từ A1 đến C2 trên Khung năng lực CEFR. Vì vậy, thí sinh có thể lựa chọn dự thi ở một cấp độ năng lực chính xác, phù hợp với nguyện vọng và khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân.

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.