Bộ Công an điều chỉnh phương án tuyển sinh văn bằng 2

Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm  2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.

Thực hiện Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực Công an Nhân dân đến năm 2030”, căn cứ quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, thực tiễn công tác tuyển sinh trong Công an Nhân dân, Bộ Công an vừa có thông báo số 20/TB-BCA-X02 về phương án đổi mới công tác tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngoài ngành Công an.

Theo đó, phương án tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học ngoài ngành Công an được Bộ Công an chia thành 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 2024 - 2025, tổ chức thi tự luận, thời gian thi 150 phút, đề thi gồm 2 phần: phần tự luận 1, chiếm 30% tổng điểm bài thi theo thang điểm 100. Thí sinh trình bày, đánh giá, phân tích về một trong các vấn đề chính trị hoặc kinh tế hoặc văn hóa - xã hội theo chủ đề đưa ra, nhằm đánh giá khả năng nắm bắt, tái hiện thông tin đã được tiếp nhận trong quá trình học tập, thu thập từ cuộc sống, tra cứu, tìm hiểu của thí sinh về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội.

Từ đó đánh giá về thái độ chính trị, khả năng phân tích, phán đoán sự vật, hiện tượng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thí sinh.

Phần tự luận 2, chiếm 70% tổng điểm bài thi theo thang điểm 100: Thí sinh được lựa chọn môn thi phù hợp để đăng ký dự tuyển theo ngành/trường đăng ký dự tuyển, cụ thể:

Đăng ký dự tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân (ngành Nghiệp vụ An ninh), Học viện Cảnh sát Nhân dân, Trường Đại học An ninh Nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân: thí sinh được lựa chọn 1 trong 4 môn để dự thi: Toán cao cấp; Kinh tế học vĩ mô; Triết học; Lý luận nhà nước và pháp luật;

Đăng ký dự tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân (ngành An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao/An toàn thông tin), Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy: thí sinh dự thi môn Toán cao cấp.

Đăng ký vào Trường Đại học Kỹ thuật-Hậu cần Công an Nhân dân: thí sinh được lựa chọn 1 trong 2 môn để dự thi gồm: Toán cao cấp; Kinh tế học vĩ mô. Đề thi được thiết kế để đánh giá khả năng nhận biết, tổng hợp, phân tích, vận dụng của thí sinh.

Bộ Công an điều chỉnh phương án tuyển sinh văn bằng 2 -0
So với năm 2023, tuyển sinh văn bằng 2 của các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Công an có điều chỉnh đáng kể. Ảnh: CTTĐT Bộ Công An

Giai đoạn từ năm 2026 trở đi

Tổ chức thi trắc nghiệm kết hợp thi tự luận trong thời gian 150 phút, đề thi gồm 2 phần: phần trắc nghiệm, chiếm 40% tổng điểm bài thi theo thang điểm 100, tập trung đánh giá về: hiểu biết về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử lực lượng Công an Nhân dân: đánh giá khả năng nắm bắt, tái hiện thông tin đã được tiếp nhận trong quá trình học tập, thu thập từ cuộc sống, tra cứu, tìm hiểu của thí sinh về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội và lịch sử lực lượng Công an Nhân dân (thông tin công khai của lực lượng Công an Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng).

Năng lực tư duy: đánh giá tư duy logic, khả năng phân tích, suy luận, phán đoán, phân loại, so sánh trên các dữ liệu có sẵn. Năng lực tiếng Anh: đánh giá khả năng đọc hiểu ngôn ngữ Anh của thí sinh đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp trình độ đại học văn bằng 1 của thí sinh.

Phần tự luận, chiếm 60% tổng điểm bài thi theo thang điểm 100: thí sinh được lựa chọn môn thi phù hợp để đăng ký dự tuyển theo ngành/trường đăng ký dự tuyển, cụ thể:

Đăng ký dự tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân (ngành Nghiệp vụ An ninh), Học viện Cảnh sát Nhân dân, Trường Đại học An ninh Nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân, thí sinh được lựa chọn 1 trong 4 môn để dự thi: Toán cao cấp; Kinh tế học vĩ mô; Triết học; Lý luận nhà nước và pháp luật.

Đăng ký dự tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân (ngành An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao/An toàn thông tin), Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy: thí sinh dự thi môn Toán cao cấp.

Đăng ký vào Trường Đại học Kỹ thuật-Hậu cần Công an Nhân dân: thí sinh được lựa chọn 1 trong 2 môn để dự thi gồm Toán cao cấp; Kinh tế học vĩ mô. Đề thi được thiết kế để đánh giá khả năng nhận biết, tổng hợp, phân tích, vận dụng của thí sinh.

Như vậy so với năm 2023, tuyển sinh văn bằng 2 của các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Công an có điều chỉnh đáng kể.

Năm 2023, thí sinh xét tuyển văn bằng 2 (trừ những thí sinh trong điều kiện tuyển thẳng) phải thi 2 môn bắt buộc, thời lượng 180 phút/môn thi.

Năm trước, thí sinh muốn xét tuyển văn bằng 2 vào Học viện Cảnh sát Nhân dân thi 2 môn bắt buộc là Triết học Mác - Lênin; Lý luận Nhà nước và pháp luật. Mỗi môn thi trong thời gian 180 phút. Năm nay, thí sinh sẽ thi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút gồm 1 phần bắt buộc và 1 phần tự chọn như thông báo ở trên.

Tương tự, tại Học viện An ninh Nhân dân, năm 2023, thí sinh xét tuyển văn bằng 2 đối với ngành Nghiệp vụ an ninh thi bắt buộc 2 môn: Triết học Mác - Lênin (Môn 1), Lý luận nhà nước và pháp luật (Môn 2). Mỗi môn thi, thí sinh làm bài trong 180 phút.

Ngành An toàn thông tin/An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thí sinh thi bắt buộc 2 môn: Triết học Mác - Lênin (Môn 1), Toán (Môn 2). Năm nay, phương án thi đã thay đổi như trên.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.