Bình Thuận: Kịp thời ngăn chặn thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo

Công an tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với ngân hàng kịp thời ngăn chặn 2 vụ giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo với số tiền lên đến hơn 5 tỷ đồng.

Lãnh đạo Ngân hàng Agribank Bình Thuận trao thưởng đột xuất cho Công an thị trấn Ma Lâm
Lãnh đạo Ngân hàng Agribank Bình Thuận trao thưởng đột xuất cho Công an thị trấn Ma Lâm

Ngày 4.5, Công an thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc phối hợp với Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận ngăn chặn thành công một vụ lừa đảo qua mạng.

Cụ thể, khoảng 14h30 chiều 3.5, bà L.T.N. (SN 1958, ngụ thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc) đến trụ sở Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Thuận Bắc làm thủ tục rút 3,2 tỷ đồng (tiền gửi tiết kiệm trong tài khoản) để chuyển qua một tài khoản ngân hàng khác. Do có dấu hiệu bất thường, cùng với số tiền lớn nên nhân viên ngân hàng đã báo và đề nghị Công an thị trấn Ma Lâm hỗ trợ xác minh.

Qua quá trình làm việc, bà N. cho biết bị một đối tượng tự xưng là cán bộ đang công tác tại Bộ Công an gọi điện thoại liên hệ với nội dung là bà N. có liên quan đến một vụ án ma tuý, nên yêu cầu bà phải chuyển số tiền là 3,2 tỷ đồng để “phục vụ điều tra”. Tin lời đối tượng, bà N. đã đến ngân hàng làm các thủ tục giải ngân để chuyển 3,2 tỷ đồng cho đối tượng.

Nhận định đây là thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, Công an thị trấn Ma Lâm phối hợp cùng ngân hàng tạm dừng giao dịch. Tuy nhiên, bà N. vẫn tin lời đối tượng, một mực yêu cầu ngân hàng phải thực hiện các thủ tục giải ngân cho bà.

Lãnh đạo Ngân hàng Agribank Bình Thuận trao thưởng đột xuất cho Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Thuận Bắc
Lãnh đạo Ngân hàng Agribank Bình Thuận trao thưởng đột xuất cho Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Thuận Bắc

Qua quá trình kiên trì vận động, Công an thị trấn Ma Lâm đã thuyết phục để bà N. nhận ra đây là chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu, kịp thời dừng các liên lạc và giao dịch ngân hàng với đối tượng xấu, không để xảy ra mất tài sản.

Cùng với thủ đoạn lừa đảo như trên, vào ngày 9.4, Công an xã Hàm Mỹ phối hợp với Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam đã ngăn chặn thành công một vụ việc tương tự.

Theo đó, bà L.T.H.Đ. (ngụ xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam) đến ngân hàng yêu cầu rút 1,8 tỷ đồng từ tiền gửi tiết kiệm trước hạn, để chuyển tiền cho một tài khoản ở ngân hàng khác.

Thấy bà Đ. có biểu hiện rất lo lắng, điện thoại luôn có người gọi tới thúc giục chuyển tiền, nhân viên ngân hàng suy đoán có thể khách hàng đang bị lừa nên trì hoãn thực hiện giao dịch và điện báo Công an xã Hàm Mỹ để phối hợp giải quyết.

Sau khi trấn tĩnh, bà Đ. tường trình lại việc mình bị nhóm người tự xưng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện yêu cầu phải rút và chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm vào tài khoản tạm giữ của Công an, do có dính líu đến một vụ án đang điều tra.

Theo bà Đ., các đối tượng yêu cầu trong thời gian “điều tra” không được thông báo với bất kỳ người nào cho đến khi vụ án kết thúc, nếu bà không chuyển tiền sẽ bị niêm phong tài sản nhà, đất và bị đi tù. Sau khi điều tra, nếu xác định bà Đ. không liên quan sẽ được cơ quan chức năng chuyển trả lại tiền.

Biết mình bị lừa, bà Đ. ngưng thủ tục rút tiền tiết kiệm, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các cơ quan chức năng.

Công an tỉnh Bình Thuận kịp thời ngăn chặn thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo -0
Lãnh đạo chi nhánh ngân hàng Agribank Bình Thuận  khen thưởng đột xuất cán bộ Công an xã Hàm Mỹ và giao dịch viên ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Mỹ

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, hiện trên cả nước vẫn có nhiều trường hợp người dân rơi vào “bẫy” lừa đảo, mất tài sản. Thủ đoạn của các đối tượng thường sử dụng là giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện đến những người mà nhóm này tiếp cận, rồi hù doạ "con mồi" đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng như: buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, vi phạm pháp luật..., đồng thời yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản hoặc cung cấp mã OTP, sau đó rút hết tiền của nạn nhân.

Để người dân dễ dàng “sập bẫy”, các đối tượng thực hiện nhiều cuộc gọi lừa đảo chủ yếu đánh vào tâm lý sợ hãi của họ, yêu cầu “phải giữ bí mật, không được nói với ai khác”. Khi lo sợ, người dân chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp và bị chiếm đoạt.

Đã có không ít vụ việc lừa đảo với thủ đoạn như trên được lực lượng Công an, ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo nhưng số lượng nạn nhân vẫn không ngừng tăng lên do những thủ đoạn của bọn tội phạm lừa đảo ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp.

Vì vậy, để tránh “sập bẫy” loại tội phạm này, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng ngừa, cảnh giác của người dân. Mọi người phải hết sức thận trọng, bình tĩnh trước những thông tin đe dọa, uy hiếp, phải dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại.

Người dân không nên công khai các thông tin cá nhân trên mạng xã hội; không cung cấp số tài khoản, mã OTP, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai; không làm theo hướng dẫn như bấm phím số trên máy điện thoại, xác minh số điện thoại, không ấn vào những đường link giả mạo.

Trường hợp nhận được cuộc gọi tự xưng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án mời làm việc thì phải yêu cầu gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ đến Công an địa phương nơi mình cư trú. Khi có nghi vấn, phải thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý.

Người dân cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, đồng thời tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo, để tránh mắc bẫy của loại tội phạm này.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.