Phổ biến, giáo dục pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Thấm nhuần tinh thần thượng tôn pháp luật

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định rõ mục tiêu: Bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước. Đến năm 2030, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội.

Nghị quyết đề ra 1 trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, đó là: "Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới"; "tiếp tục đổi mới công tác PBGDPL; xây dựng mạng lưới, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật"; "đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thi hành pháp luật".

11.jpg
Khối Dân vận xã Tân Thành (Huyện Krông Nô, Đắk Nông) tổ chức Hội nghị phát động quần chúng tuyên truyền và PBGDPL quý II.2024 tại thôn Đắk Na. Nguồn: ITN

TS. Lê Vệ Quốc khẳng định, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, việc bảo đảm tối đa quyền con người, quyền công dân, tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải thực sự được thấm nhuần, trở thành thói quen, chuẩn mực trong ứng xử, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong Nhân dân; trong đó, PBGDPL là khâu trọng yếu, đầu tiên.

Trách nhiệm của Nhà nước trong kiến tạo, phục vụ sự phát triển xã hội và thực hiện trách nhiệm giải trình ngày càng được nâng cao, bảo đảm công khai, minh bạch cả về thể chế cũng như cơ chế tổ chức thực hiện.

Mặt khác, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hướng đến một nước Việt Nam công nghiệp, hiện đại vào năm 2030 cùng với chủ trương chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, mạng xã hội, đòi hỏi sự đổi mới cả về tư duy và cách làm trong quản trị Nhà nước, quản lý xã hội nói chung và công tác tổ chức thi hành pháp luật, thông tin, PBGDPL nói riêng.

Bối cảnh trên cùng với yêu cầu đổi mới công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu công tác PBGDPL cần có sự thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm; cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước; giữ vững chế độ chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng đã đề ra tại Nghị quyết số 27 và tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư trong thời gian tới, công tác PBGDPL cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp.

Theo đó, tiếp tục xác định việc PBGDPL; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp, pháp luật, về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới là nhiệm vụ trọng tâm của công tác PBGDPL, cần ưu tiên hàng đầu.

22.jpg
Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh tổ chức "Phiên toà giả định" tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh niên tại xã Bàu Năng (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh". Nguồn: ITN

Đồng thời, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng và ý nghĩa của công tác PBGDPL đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; coi đó là bộ phận không thể tách rời của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, xác định Nhà nước giữ vai trò nòng cốt để xây dựng, thiết lập các điều kiện cần thiết giúp người dân có thể tiếp cận, chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm thực hiện PBGDPL của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị khi thi hành công vụ cũng như trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác PBGDPL.

Mặt khác, phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước trong việc tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật.

Đặc biệt, tiếp tục đổi mới nội dung PBGDPL, đa dạng hóa các hình thức, cách thức triển khai thực hiện, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, chú trọng đối tượng đặc thù; bám sát các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các vấn đề nổi cộm.

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác PBGDPL; đẩy mạnh truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tạo đồng thuận xã hội, coi đây là giải pháp quan trọng để gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, coi đây là tiền đề trong việc giáo dục, hình thành ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật nghiêm minh của các công dân tương lai.

Ngoài ra, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL trong chỉ đạo, định hướng triển khai công tác PBGDPL; tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng trong chỉ đạo PBGDPL về ngành, lĩnh vực được giao quản lý, nhất là các văn bản, đề án Thủ tướng Chính phủ mới ban hành; gắn kết công tác PBGDPL với công tác tuyên giáo, dân vận của hệ thống chính trị, công tác vận động quần chúng và các cuộc vận động, các phong trào xã hội rộng lớn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát động.

Chú trọng chuyển đổi số trong PBGDPL

TS. Lê Vệ Quốc cho rằng, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; thực hiện tốt công tác thông tin pháp luật để bảo đảm đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân; tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia văn bản quy phạm pháp luật (Trung ương và địa phương); đưa vào vận hành Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia và các cơ sở dữ liệu thông tin về pháp luật khác.

Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ các thông tin pháp luật trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương. Trọng tâm trong thời gian tới là tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL", theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12.5.2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Song song với đó, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu công tác PBGDPL; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo hướng chuyên sâu, chuyên biệt cho đối tượng đặc thù, yếu thế; phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức hành nghề luật như luật sư, luật gia.

Hơn nữa, cần có chính sách ưu tiên sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia PBGDPL; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, xây dựng, nhân rộng cách thức, mô hình PBGDPL có hiệu quả; biểu dương, tôn vinh các gương sáng trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

Đặc biệt, nghiên cứu thiết lập cơ chế nắm bắt thông tin, thực hiện phản biện xã hội trong quá trình tổ chức hoạt động truyền thông dự thảo chính sách, PBGDPL để kịp thời phát hiện những điểm nghẽn, vướng mắc, bất cập, quy định chưa phù hợp trong quá trình xây dựng, thực thi thể chế, chính sách; từ đó, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, hoàn thiện cơ chế phù hợp về ngân sách, tài chính, phục vụ công tác PBGDPL theo hướng coi PBGDPL là những hoạt động đặc thù mang tính mục tiêu, chú trọng hướng về cơ sở, các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa; các vấn đề pháp luật cấp bách cần được phổ biến, quán triệt ngay theo nhu cầu của người dân hoặc yêu cầu từ quản lý nhà nước.

Hơn hết, cần tăng cường đa dạng hóa nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL; có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia; tích cực thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác PBGDPL.

Pháp luật

25.000 lượt tham gia thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân"
Tin tức

25.000 lượt tham gia thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân"

Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân" năm 2024, Kỳ 7 cuộc thi diễn ra từ ngày 12.9 đến 11.10, đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh và Nhân dân đang sinh sống trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước; với hơn 25.000 lượt tham gia dự thi.

Tại cổng các trường học đều treo các tấm pano, áp phích, hình ảnh tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ
Pháp luật

Để hành trình học sinh đến trường an toàn

Triển khai được hơn 3 năm, mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" tại các trường đã khẳng định được hiệu quả tích cực, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh. Mô hình này bao gồm việc thiết lập các cổng giao thông tại các điểm đón và trả học sinh, với mục đích kiểm soát lưu lượng giao thông và bảo vệ an toàn cho phụ huynh và các em học sinh khi di chuyển đến trường hoặc về nhà.

Toàn cảnh buổi tập huấn
Xã hội

Bảo vệ trẻ em bị xâm hại: Đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của cả cộng đồng

Việc trợ giúp trẻ em bị xâm hại vô cùng quan trọng, không chỉ bảo vệ sự an toàn thể chất mà còn giúp trẻ hồi phục về mặt tâm lý và tinh thần. Tuy nhiên, theo số liệu Bộ Công an, tình hình trẻ em bị xâm hại còn diễn biến phức tạp, năm 2023, toàn quốc xảy ra 2.498 vụ xâm hại trẻ em (tăng 9,2% so với năm 2022), đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em chiếm 82%.

Trường Sĩ quan Thông tin sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1371
Tin tức

Trường Sĩ quan Thông tin sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1371

Trường Sĩ quan Thông tin vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở" giai đoạn 2021 - 2024 (gọi là Đề án 1371). Hội nghị do Đại tá Vũ Duy Hải - Chính ủy Nhà trường chủ trì.

Đổi mới và phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Pháp luật

Đổi mới và phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong 3 năm qua, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều mô hình, biện pháp thực hiện tốt Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), thiết thực nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021 - 2024) thực hiện Đề án 1371 do Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức.

Quảng Bình: Bắt người cho vay lãi nặng lên đến 365% một năm
Pháp luật

Bắt nam thanh niên cho vay lãi nặng ở Quảng Bình

Ngày 9.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã bắt tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Trường Thiện (SN 1993), trú tại TDP Chiến Thắng, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch vì hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Toà án nhân dân tối cao trả lời đơn kêu oan của cử tri về tranh chấp tài sản dòng họ gửi Báo Đại biểu Nhân dân
Hồi âm

Toà án nhân dân tối cao trả lời đơn kêu oan của cử tri về tranh chấp tài sản dòng họ gửi Báo Đại biểu Nhân dân

Mới đây, Toà án nhân dân tối cao có văn bản số 175/TANDTC-GĐKTII ngày 19.9.2024 gửi Báo Đại biểu Nhân dân thông báo kết quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm của ông Đặng Văn Kỷ, bà Đặng Thị Hạnh, bà Đặng Thị San, ông Đặng Văn Dần, bà Đặng Thị Thanh.

Công an Hà Nội làm rõ đối tượng mạo danh shipper lừa đảo giao hàng
Vụ án

Công an Hà Nội làm rõ đối tượng mạo danh shipper lừa đảo giao hàng

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian tại địa bàn Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng về số lượng, mức độ nguy hiểm và hậu quả thiệt hại với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi bằng việc sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội.

Nhận diện đúng và trúng tồn tại về pháp lý, đưa ra giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp
Pháp luật

Nhận diện đúng và trúng tồn tại về pháp lý, đưa ra giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp

Nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp đang trên đà khôi phục và phát triển hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, giải quyết ngay các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, nhất là ở khía cạnh áp dụng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.

Tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh và người dân tại Khánh Vĩnh
Pháp luật

Tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh và người dân tại Khánh Vĩnh

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vừa tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THCS và THPT Nguyễn Thái Bình (xã Khánh Bình) cho gần 200 cán bộ, người dân một số xã trên địa bàn huyện và gần 780 cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.