Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Tuyên truyền bằng máy phát thanh di động

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện được 2.739 cuộc tuyên truyền cho 97.497 lượt người; biên soạn, in và phát hành 80.000 quyển tài liệu sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; 44.000 tờ rơi pháp luật…

Đặc biệt, trong đó phải kể đến mô hình “Phổ biến, giáo dục pháp luật qua máy phát thanh di động (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang). Tân Phú Đông là huyện cù lao, bị ngăn cách với đất liền, là địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dân cư ít, hệ thống giao thông hạn chế, một số tuyến đường chưa được xây dựng, kết nối, việc đi lại và đời sống người dân còn nhiều khó khăn... Do đó, việc xây dựng mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua máy phát thanh di động là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi đến người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng ven đê, khu vực dân cư thưa thớt.

.image001 (1).jpg
Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN

UBND xã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa di động 3 lần/tuần, vào lúc 17 giờ đến 18 giờ, là thời điểm bà con đi làm về, nghỉ ngơi, nên rất thuận tiện cho việc lắng nghe và tiếp thu những nội dung tuyên truyền từ hệ thống loa di động của xã.

Ủy ban nhân dân xã bố trí mỗi ấp 1 máy phát thanh di động (loa di động) và 1 ổ đĩa di động USB. Máy phát thanh lưu động có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện nhưng có sức lan tỏa lớn, bảo đảm cho người dân trên địa bàn dân cư nghe được mà một số ít người dân trên địa bàn lân cận cũng có thể nghe. Máy phát thanh di động nhỏ gọn, có thể vận chuyển đến tận nhà các hộ dân nằm sâu trên địa bàn xã. Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật, cập nhật thông tin nhanh và gần gũi với người dân và mọi người dễ tiếp thu.

UBND xã lựa chọn những thông tin tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với người dân; tài liệu phục vụ tuyên truyền do công chức tư pháp - hộ tịch phối hợp công chức văn hóa - xã hội (văn hóa - thông tin) và cán bộ truyền thanh xã biên soạn. Nội dung tuyên truyền linh hoạt theo từng tuần, từng tháng, từng quý hoặc xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Xen kẽ giữa các thông tin tuyên truyền là những bài hát (nhạc phẩm) hay để thu hút người nghe.

Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung phát về các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 2013; pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; tổ chức chính quyền địa phương; nghĩa vụ quân sự; giao thông đường bộ, đường thủy; xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về hình sự, dân sự, đất đai, hộ tịch, cư trú, bảo vệ môi trường...; một số quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân; quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; quy định về cấp căn cước công dân, cấp số định danh cá nhân…

Việc tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, nhanh chóng, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu và mọi người đều được nghe, kể cả người ở nơi khác đi ngang qua. Từ đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu nại, vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Ngày pháp luật lồng ghép sinh hoạt dưới cờ

Mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật lồng ghép sinh hoạt dưới cờ” ở các trường học tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chợ Gạo đã và đang phát huy vai trò, hiệu quả trong việc tìm hiểu pháp luật trong nhà trường. Đây là dịp để giáo viên và học sinh có điều kiện tìm hiểu thêm, nắm vững kiến thức pháp luật để chấp hành tốt pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mô hình sinh hoạt theo định kỳ mỗi tháng 1 lần, vào lúc 6 giờ 45 phút hoặc 15 giờ 45 phút ngày thứ hai (mỗi trường chọn 1 ngày thứ hai của 1 tuần trong tháng và gửi lịch sinh hoạt về Phòng Giáo dục và Đào tạo biết để thông báo cho các ngành có liên quan tham gia).Thời gian tổ chức tuyên truyền pháp luật khoảng 20 phút với 5 phút giới thiệu, phổ biến nội dung luật theo chủ đề sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của học sinh, nhất là pháp luật về trẻ em, an toàn giao thông... 15 phút kiểm tra kiến thức pháp luật bằng cách trả lời câu hỏi và giải quyết tình huống.

Theo đó, sau khi thực hiện chào cờ Tổ quốc, giáo viên phụ trách đoàn, đội dẫn chương trình sinh hoạt, giáo viên dạy môn giáo dục công dân hoặc đại diện Phòng Tư pháp lên giới thiệu, phổ biến quy định pháp luật theo chủ đề đã chọn.

Để kiểm tra kiến thức pháp luật mà các em tiếp thu được, Ban Tổ chức đưa ra 5 đến 8 câu hỏi và 2 tình huống ngắn gọn theo nội dung vừa được triển khai, em nào trả lời đúng thì được Ban Tổ chức thưởng 5 quyển tập (vở) để khích lệ tinh thần. Các tình huống đưa ra được diễn tả bằng hình ảnh minh họa do các em học sinh thực hiện, sau khi diễn minh họa xong, Ban Tổ chức đặt câu hỏi để các em xử lý tình huống câu hỏi đặt ra.

Mô hình đã thực hiện trên toàn địa bàn huyện Chợ Gạo, thực hiện từ năm 2017 đến nay và đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đem lại cho nhà trường một sân chơi mang tính chất giáo dục cho các em về kiến thức pháp luật, tạo điều kiện cho các em có buổi sinh hoạt vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng và thấy được cái đúng, cái sai qua các câu chuyện xử lý tình huống bằng hình ảnh minh họa, qua các câu hỏi có nội dung pháp luật… để các em tránh được các hành vi vi phạm pháp luật và giúp các em chấp hành tốt pháp luật. Cũng qua mô hình này, giáo viên và học sinh có thể truyền đạt lại cho gia đình, người thân đều được nghe, kể lại, giúp họ nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.

Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.